Truy cập nội dung luôn

Chiến lược, định hướng, QHoạch Chiến lược, định hướng, QHoạch

Đến năm 2020, Tiền Giang sẽ có ít nhất 150 Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả

Ngày 14/01/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch thực hiện "Đề án phát triển 15.000 Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018. Theo đó, tỉnh Tiền Giang đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có ít nhất 150 Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả trên địa bản tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 111 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN). Trong đó có 103 HTXNN có giấy chứng nhận với 24.751 thành viên và 08 Hợp tác xã thành lập mới chưa được cấp giấy chứng nhận, phân bố tại 100/144 xã trên địa bàn tỉnh. Để đến năm 2020 có ít nhất 150 HTXNN hoạt động hiệu quả, tỉnh sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể như: thành lập mới ít nhất 44 HTXNN; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXNN hoạt động tốt, khá, trung bình; giải thể các HTXNN hoạt động yếu kém, không có khả năng nâng chất. Đồng thời phải có ít nhất 24 HTXNN được hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao tham gia dự án lúa và rau công nghệ cao đang triển khai; và 75 HTXNN tham gia liên kết tiêu thụ bền vững với doanh nghiệp.

Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Tiền Giang đã đề ra 6 giải pháp để chỉ đạo và định hướng cho các cơ quan tổ chức thực hiện. Thứ nhất, tập huấn tiểu giáo viên (TOT) cho cán bộ quản lý nhà nước về Hợp tác xã nông nghiệp. Thứ hai, hỗ trợ thành lập mới Hợp tác xã nông nghiệp. Thứ ba, giải thể các HTXNN ngừng hoạt động, củng cố các HTXNN nông nghiệp yếu kém. Thứ 4, hướng dẫn, hỗ trợ để các Hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận được đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ của nhà nước theo quy định: hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; hỗ trợ cán bộ trẻ về làm việc có thời hạn ở Hợp tác xã; hỗ trợ kết cấu hạ tầng cho các hợp tác xã; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ tiếp cận vốn để hoạt động; hỗ trợ về đất đai. Thứ 5, xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đến năm 2020. Thứ sáu, xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa HTX với doanh nghiệp.

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch trong giai đoạn từ năm 2019-2020 khoảng 40.462,8 triệu đồng. Kinh phí được thực hiện từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và lồng ghép các nguồn vốn khác. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang được UBND tỉnh giao làm cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Xem chi tiết Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 15.000 HTX, LHHTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả tại đây.


Tin liên quan
QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI TIỀN GIANG?    10/11/2022
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất    17/06/2022
Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Mumbai đến Việt Nam    17/06/2022
Việt Nam có phải là mối lo về thị phần sản xuất đối với Trung Quốc?    17/06/2022
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ    17/06/2022
Nhiều công ty Châu Âu chọn Việt Nam hơn Trung Quốc    17/06/2022
Ủy hội sông Mê Công công bố công nghệ giám sát chất lượng nước sông Mê Công và sự di cư của cá    17/06/2022
Nghị quyết về lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Tân Phú Đông đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030    17/06/2022
Tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về biển, đảo Việt Nam "Tổ quốc bên bờ sóng" năm 2022    17/06/2022
Xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng kỷ lục nhờ EVFTA    10/06/2022

Liên kết Liên kết

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

  Đang truy cập : 45
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 786362