
























Công đoàn
Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, giúp nữ công chức, viên chức lao động trong cơ quan nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của phụ nữ, tinh thần đoàn kết đấu tranh vì mục tiêu bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam; N...
Năm 2011, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 11/02/2011 thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Tiền Giang, chính thức ra mắt và đi vào hoạt động từ ngày 29/3/...
Công đoàn
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH TIỀN GIANG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)
Chiều ngày 08/5/2019, Liên đoàn lao động tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị tuyên truyền Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hội nghị có sự tham dự của hơn 600 cán bộ lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, cán bộ công đoàn các cấp, lãnh đạo các doanh nghiệp trong tỉnh với phần trình bày các nội dung do ông Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện.
Quang cảnh Hội nghị (Ảnh Hồng Gấm)
Tại Hội nghị, ông Ngọ Duy Hiểu đã trình bày 03 chuyên đề lớn liên quan đến lao động Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập CPTPP như: Một số vấn đề lớn đặt ra trong lĩnh vực quan hệ lao động và tổ chức công đoàn Việt Nam hiện nay; cơ hội và thách thực của công đoàn Việt Nam trong hội nhập CPTPP và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới công nhân và hoạt động công đoàn. Theo đó, ông đặc biệt nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu về lao động và công đoàn trong Hiệp định CPTPP cần lưu ý trong thời gian tới đó là:
- Thực hiện tất cả các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.
- Đối với các cam kết chung về lao động, các nước đồng ý cho Việt Nam lộ trình 3 năm để tiến hành sửa đổi, điều chỉnh luật pháp cho phù hợp cũng như tổ chức thực thi có hiệu quả.
- Thời gian không áp dụng trừng phạt thương mại là 5 năm kể từ ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với việc thành lập tổ chức của người lao động tại cơ sở (ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam), thời gian không trừng phạt thương mại là 7 năm kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với nghĩa vụ cho phép các tổ chức của người lao động tại cơ sở được phép liên kết với nhau.
Như vậy, trong thời gian tới, sau khi pháp luật Việt Nam chính thức quy định, người lao động làm việc trong doanh nghiệp được thành lập tổ chức đại diện của người lao động hoặc công đoàn cấp cơ sở theo lựa chọn của họ. Để hoạt động, tổ chức này hoặc gia nhập công đoàn Việt Nam hoặc đăng ký hoạt động độc lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tùy theo tổ chức đó; các tổ chức này có các quyền tương đương như công đoàn cơ sở thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Tổ chức này có thể yêu cầu và nhận sự trợ giúp kỹ thuật và đào tạo từ các tổ chức hoạt động về lao động đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; chậm nhất từ 5 năm (quyền thành lập) và 7 năm (quyền liên kết) từ khi Hiệp định có hiệu lực, các tổ chức người lao động có thể gia nhập hoặc thành lập tổ chức người lao động ở cấp cao hơn như cấp ngành, cấp vùng lãnh thổ theo đúng trình tự đăng ký được pháp luật quy định./.
(Hồng Gấm)