Truy cập nội dung luôn

Hoạt động đối ngoại chung Hoạt động đối ngoại chung

Danh sách tin - Danh mục tạm thời không có.

Hoạt động đối ngoại chung Hoạt động đối ngoại chung

5 năm đồng lòng vượt khó và đạt thêm nhiều bước tiến trên đường hội nhập quốc tế

Nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (2015-2020) đã chính thức khép lại với những thành tựu nhất định trong bối cảnh khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng. Bắt đầu nhiệm kỳ, bên cạnh những thuận lợi có được từ nhiệm kỳ trước, tỉnh Tiền Giang gặp không ít khó khăn như hạn, mặn vào đầu năm 2016. Năm cuối nhiệm kỳ, tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động kép từ hạn, mặn (gay gắt hơn năm 2016) và đại dịch Covid-19. Nếu so với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), dù khó khăn như thế, nhưng với sự chung sức, đồng lòng của các cấp chính quyền và nhân dân, tỉnh Tiền Giang tiếp tục nằm trong tốp đầu về qui mô và trình độ phát triển kinh tế. Trong 5 năm qua, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế (HNQT) của tỉnh Tiền Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Một số thành tựu chủ yếu của tỉnh trong lĩnh vực đối ngoại và HNQT trong nhiệm kỳ qua như sau:

- Trước hết là hệ thống văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực đối ngoại và HNQT được xây dựng đầy đủ, đồng bộ. Hệ thống các cơ sở pháp lý liên quan công tác đối ngoại và HNQT của tỉnh Tiền Giang đã được đồng chí Hoàng Bình Quân - Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương cùng Đoàn công tác của Ban Đối ngoại Trung ương đánh giá tốt nhân chuyến làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh vào tháng 07/2018.

- Hai là, các hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao chính quyền ngày càng được củng cố và mở rộng. Thời gian qua, công tác đối ngoại Đảng đã giúp tạo nền tảng chính trị tin cậy và vững chắc để thúc đẩy quan hệ về mặt nhà nước, mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân. Lãnh đạo tỉnh đã tổ chức tiếp xúc và làm việc với một số các chính đảng của các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng, bạn bè truyền thống. Về mặt chính quyền, tỉnh đã thiết lập các hoạt động hợp tác kết nghĩa với chính quyền các tỉnh, thành và bộ, ngành các nước như: tỉnh Pursat - Campuchia, tỉnh Khăm Muộn - Lào, tỉnh Maputo - Mozambique, Bộ Thủy sản - Mozambique, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ,... và trước đây với Chính quyền bang Queensland - Úc, Trường Đại học Griffith - Úc, Tập đoàn Golden Resources - Hồng Kông.

- Ba là, công tác đối ngoại nhân dân được tăng cường trên nhiều lĩnh vực với nhiều hoạt động thiết thực. Lãnh đạo tỉnh một mặt định hướng về chủ trương, chính sách; mặt khác động viên khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng tăng cường kết nối với bên ngoài để tuyên truyền giới thiệu với bạn bè quốc tế về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội; trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực: giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, y tế, các mô hình phát triển nông nghiệp - nông thôn, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, ổn định sinh kế, quản lý tài nguyên - môi trường, đô thị, xúc tiến đầu tư, thương mại - du lịch... Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc thực hiện một số chương trình, dự án phúc lợi tại các địa phương trong tỉnh đang còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, tỉnh còn tiếp đón nhiều tình nguyện viên nước ngoài đến tỉnh để giảng dạy tiếng Anh, Nhật, Hàn, công nghệ thông tin, cơ khí điện tử,... giúp cho sinh viên và học sinh các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh có đủ những kỹ năng và kiến thức cần thiết tham gia thị trường lao động quốc tế trong và ngoài nước. Trường Đại học Tiền Giang và Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang đã ký kết các hợp đồng đào tạo tiếng Nhật và đưa lao động sang làm việc ở Nhật. Tính đến nay đã đào tạo khoảng 400 học viên, trong đó có khoảng 100 học viên đã làm việc cho các doanh nghiệp Nhật và sang Nhật làm việc. Ngược lại, người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh phần lớn là người Châu Á (chiếm gần 96% tổng số lao động người nước ngoài).

Tiếp Thứ trưởng ngoại giao Bùi Thanh Sơn (Ảnh: Minh Thư)

- Bốn là, công tác ngoại giao ngày càng phục vụ tích cực cho hoạt động đầu tư, thương mại quốc tế nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Hội nhập kinh tế quốc tế là lĩnh vực được tỉnh Tiền Giang rất chú trọng. Trong nhiệm kỳ qua, UBND tỉnh tổ chức nhiều diễn đàn để trao đổi trực tiếp, thẳng thắn các vấn đề về chính sách và mời gọi đầu tư giữa đại diện chính quyền địa phương với các đối tác, nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể như: Hội nghị gặp gỡ với các công ty tư vấn Nhật Bản; Hội thảo Hợp tác nông nghiệp giữa Ấn Độ và các tỉnh vùng ĐBSCL; Tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô hàng vú sữa đầu tiên đi Mỹ; Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang năm 2018; Hội thảo về cập nhật các hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản hướng đến phát triển bền vững các tỉnh ĐBSCL,... Các sự kiện trên đã nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó, các nhà đầu tư, doanh nghiệp có được nhiều thông tin hơn về các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, các cơ hội đầu tư, cũng như các chính sách ưu đãi, thủ tục đầu tư và tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp, tình hình cung cấp nguồn lao động và các tiện ích phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Về kim ngạch xuất khẩu, Tiền Giang luôn nằm ở tốp đầu so với các tỉnh ở ĐBSCL với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều trên 2 tỷ USD. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, toàn tỉnh hiện có 131 dự án vốn đầu tư đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2,73 tỷ USD. Về thu hút đầu tư ODA, năm 2019 trên địa bàn tỉnh có 04 dự án ODA còn hoạt động, hiện 03 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, chỉ còn 01 dự án còn đang triển khai thực hiện (đã giải ngân được 8.636 triệu đồng, trong đó vốn ODA là 6.044 triệu đồng, đối ứng tỉnh là 2.592 triệu đồng). Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh trong việc đi lại thực hiện các hoạt động hợp tác và xuất nhập khẩu hàng hóa đến các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC, từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh đã chấp thuận cho 127 doanh nhân được phép sử dụng thẻ ABTC.

- Năm là, công tác thông tin đối ngoại được thực hiện với hình thức ngày càng đa dạng. Công tác thông tin đối ngoại được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, báo giấy, báo hình, bản tin đối ngoại (12 kỳ/năm), các lớp tập huấn. Qua đó kịp thời phổ biến và thông tin chuyên đề đến các cơ quan đại diện ngoại giao các nước và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội, TP. HCM, các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI, các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã để hiểu rõ và nắm bắt tình hình hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

- Sáu là, công tác ngoại giao văn hóa cũng ngày càng mở rộng. Các hoạt động giao lưu giữa học sinh của tỉnh và học sinh của các nước như Singapore, Indonesia, Nhật Bản,... diễn ra thường xuyên hơn. Tỉnh cũng đã từng bước tăng cường hội nhập văn hóa với các nước qua việc tổ chức các hoạt động giao lưu biểu diễn nghệ thuật với các đoàn nghệ thuật đến từ các nước như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao các nước tổ chức thành công các sự kiện giao lưu văn hóa, nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa như: Ngày quốc tế Yoga (hàng năm), giao lưu nghệ thuật Múa Ấn Độ (năm 2019), Lễ hội Văn hóa, Du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp (năm 2019). Qua đó, tạo thêm nền tảng tinh thần cho các hoạt động hội nhập kinh tế của tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực hơn. Các hoạt động giao lưu được tổ chức với hình thức đa dạng hơn nhờ tác động tích cực từ các hoạt động đoàn ra, đoàn vào. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đón hơn 800 đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc.

- Bảy là, công tác HNQT không chỉ giúp địa phương mở rộng quan hệ với bạn bè quốc tế mà còn tăng cường giao lưu, học hỏi để ngày càng tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại. Hiện tại, các địa phương trong tỉnh đang triển khai vận dụng một số mô hình sản xuất học tập từ kinh nghiệm của các nước như: Mô hình trồng dưa lưới, cà chua bi, rau ăn trong nhà lưới áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel; Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước và điện cho vùng trồng thanh long tại huyện Chợ Gạo; Mô hình trồng thanh long theo hàng; Xây dựng Khu Nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao của tỉnh theo mô hình Trung tâm Cải tạo Giống Nông nghiệp tại Đài Loan; Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Hàn Quốc (Saemoul Undong).

- Tám là, tỉnh đã có thêm nhiều điểm sáng trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Tính đến nay, có khoảng 18.019 người Việt Nam quê gốc Tiền Giang định cư ở nước ngoài; có 18 doanh nghiệp có vốn đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài còn hoạt động tại tỉnh với tổng vốn đăng ký 123,74 tỷ đồng; có 3 tổ chức Hội thân nhân kiều bào, bao gồm Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Năm 2019, lượng kiều hối gửi về tỉnh đạt khoảng 80 triệu USD, tương đương 1.840 tỷ, gần bằng 1/5 nguồn thu ngân sách của tỉnh. Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội giữa tỉnh Tiền Giang và TP. HCM,
tỉnh đã phối hợp Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. HCM tổ chức thành công Hội nghị kết nối kiều bào với địa phương với chủ đề "Kiều bào chung sức xây dựng quê hương, hội nhập và phát triển" vào cuối năm 2019. Trong tháng 6/2020, tỉnh cũng đã tiếp và làm việc với Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) để trao đổi các nội dung có thể hợp tác phát triển trong thời gian tới, qua đó tạo cơ hội tiếp xúc với các quỹ đầu tư, nhà đầu tư lớn của Hàn Quốc trong thời gian tới.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ song phương và đa phương với nhiều nước trên thế giới. Vị thế của Việt Nam đang được nâng tầm trong khu vực và cả thế giới. Đây là nền tảng vững vàng để các địa phương nâng tầm các hoạt động đối ngoại trong thời gian tới. Riêng với tỉnh Tiền Giang, để nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, sắp tới tỉnh sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như sau: Tiếp tục củng cố, thiết lập quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước; đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao kinh tế, nhất là công tác xúc tiến đầu tư và thương mại du lịch, trong đó chú trọng thu hút đầu tư các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp chế biến nông thủy sản chất lượng cao; đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại và văn hóa đối ngoại với nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau để giới thiệu về hình ảnh của đất nước và con người Tiền Giang, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác hữu nghị giữa nhân dân tỉnh Tiền Giang với nhân dân các nước. Đặc biệt, tỉnh sẽ chú trọng công tác kết nối, mời gọi kiều bào ở nước ngoài là các doanh nhân, trí thức về địa phương để thực hiện các hoạt động hợp tác, đầu tư. Phối hợp kịp thời, chặt chẽ với các cơ quan liên quan để xử lý tốt công tác lãnh sự, bảo hộ công dân của ta ở nước ngoài và người nước ngoài đến sinh sống, làm việc, hoạt động trên địa bàn tỉnh; đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, tạo sự an tâm cho người nước ngoài sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính; nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ và trình độ ngoại ngữ của CBCCVC làm công tác ngoại vụ tại địa phương.

Trước thềm nhiệm kỳ mới, khó khăn, thách thức vẫn còn nhiều. Song với những nền móng đã được xây dựng từ những nhiệm kỳ trước cùng với những quyết sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ mới tạo niềm tin tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục vững bước vượt qua mọi khó khăn để phát triển bền vững. Trong đó, công tác đối ngoại vẫn sẽ tiếp tục phát huy tốt nhiệm vụ đưa tỉnh kết nối, hợp tác ngày càng sâu rộng với nhiều nước trên thế giới./.

Kim Duyên

 


Tin liên quan
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19    17/06/2022
Tổng hợp kết quả chuyến thăm Châu Á của bà Wendy Sherman - Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ    17/06/2022
Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022    17/06/2022
Ngành chế biến – chế tạo Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc    17/06/2022
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất    17/06/2022
Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Mumbai đến Việt Nam    17/06/2022
Việt Nam có phải là mối lo về thị phần sản xuất đối với Trung Quốc?    17/06/2022
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ    17/06/2022
Nhiều công ty Châu Âu chọn Việt Nam hơn Trung Quốc    17/06/2022
Ủy hội sông Mê Công công bố công nghệ giám sát chất lượng nước sông Mê Công và sự di cư của cá    17/06/2022

Liên kết Liên kết

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

  Đang truy cập : 45
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 786362