
























Hợp tác thương mại
Ngày 09/9/2022, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu Danh mục dự án mời gọi đầu tư tỉnh Tiền Giang năm 2022. Tại Hội nghị, UBND tỉnh Tiền Giang mời gọi đầu tư 59 dự án với tổng vốn đầu tư 22.389 tỷ đồng...
Sau gần 02 năm khởi công và gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, ngày 07/09/2022, Tập đoàn Want Want Đài Loan đã tổ chức Lễ khánh thành nhà máy sản xuất bánh kẹo đầu tiên tại Khu công nghiệp (KCN) Long Giang, tỉnh Tiền Giang. Đến tham dự Lễ khánh thành nhà máy, về...
Bắt đầu từ ngày 11/7/2022, sầu riêng Việt Nam sẽ đi đường chính ngạch qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc khi có đủ hồ sơ đăng ký xuất khẩu (doanh nghiệp, mã vùng trồng, cơ sở đóng gói, tem nhãn truy xuất nguồn gốc và một số yêu cầu kỹ thuật của phía bạn) theo...
Ngày 17/6/2022 tại Công ty TNHH Sản xuất trái cây Hùng Phát – Chi nhánh Andros, nằm trên địa bàn thị Xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Tập đoàn Andros Asia đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm thành lậ...
Gần đây, tình hình thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới giữa Quảng Tây, Trung Quốc với các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai được cải thiện đáng kể.
...Theo một nguồn tin chính thức, các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đang tập trung vào thị trường Việt Nam và Thái Lan trước bối cảnh thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Ấn Độ là Trung Quốc đang siết chặt các lệnh phong tỏa bởi đại...
Mặc dù xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2021 giảm 22% so với cùng kỳ 2021, nhưng đã phục hồi mạnh mẽ kể từ Quý I/2022, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu 110 triệu USD.
...Báo cáo mới công bố của Tổng cục thống kê Việt Nam cho biết trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 242,19 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 122,3 tỷ USD và nhập khẩu 119,8 tỷ USD, xuất siêu 2,53...
Ngày 1/5, tuyến đường dây điện Hồng Hà (Trung Quốc) và Lào Cai (Việt Nam) đã được khôi phục, đánh dấu sự khởi động toàn diện hoạt động mua bán điện giữa Việt Nam và Trung Quốc....
Hợp tác thương mại
Fitch Solutions dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thập niên tới
Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% mỗi năm trong 10 năm tới, trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và cải thiện các cơ sở hạ tầng. Dự báo của Fitch thấp hơn mục tiêu tăng trưởng từ 6,5-7% do nhà nước đề ra cho giai đoạn 2021-25.
Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi COVID-19 trong 1 năm qua. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Fitch cho biết các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký gần đây sẽ giúp mở rộng khả năng tiếp cận thị trường ở nước ngoài và giúp Việt Nam tránh bị lệ thuộc quá nhiều vào một đối tác thương mại duy nhất. Một yếu tố tích cực khác là Việt Nam đặt ưu tiên cho việc nhập khẩu máy móc và thiết bị công nghệ cao.
Việt Nam đã đặt mục tiêu thâm hụt ngân sách là 3,7% GDP trong 5 năm tới và giữ nợ công ở mức 47,5% GDP, dưới giới hạn 65%. Fitch cho rằng đây là một mục tiêu khả thi nhờ tiềm năng tăng trưởng kinh tế khả quan của Việt Nam. Năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 2,9% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tuy vậy Việt Nam là một trong số vài nền kinh tế ít ỏi trên thế giới đã tăng trưởng dương, tăng nhanh hơn Trung Quốc (2,3%), trong khi các nền kinh tế khác tăng trưởng âm.
Các nhà kinh tế của Ngân hàng Bank of America cũng dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021. Ngân hàng này dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 9,3% trong năm 2021, cao hơn con số dự báo của Ngân hàng Thế giới.
Trong một diễn biến khác, theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại Campuchia, xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam trị giá khoảng 385,79 triệu USD năm 2020, tăng 14,88% (năm 2019: 335,82 triệu USD); nhập khẩu từ Việt Nam trị giá 2,634 tỷ USD, giảm 3,10% so với năm 2019 (2,718 tỷ USD). Ngày 8/3, Phó Chủ tịch phòng Thương mại Campuchia Lim Heng cho biết, nước láng giềng này là thị trường tốt nhất đối với sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Campuchia; cho dù thắt chặt tại một số cửa khẩu biên giới từ năm ngoái nhưng Chính phủ hai nước vẫn duy trì gia tăng trao đổi hàng hóa bằng cách tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại; việc gia tăng xuất khẩu sang Việt Nam đã phản ánh sự quan tâm của Chính phủ hai bên trong nâng cao thương mại qua biên giới, đặc biệt là phát triển vì người dân sinh sống ở biên giới. Theo ông Lim Heng, các nước láng giềng là mục tiêu xuất khẩu tốt nhất của Campuchia bởi hoạt động xuất khẩu thuận lợi, nhất là các nông sản như lúa, ngô, cao su, đậu; cho dù Campuchia chủ yếu xuất nguyên liệu thô nhưng vẫn là điều tốt đối với người nông dân; nếu không có Thái Lan và Việt Nam mua nông sản thì Campuchia gặp vấn đề bởi thiếu kho trữ. Chính phủ Campuchia đang thúc đẩy xây dựng thêm 2 chợ kiểu mẫu tại tỉnh Kampot và Svay Riêng, giáp biên giới với Việt Nam để gia tăng thương mại song phương và xúc tiến xuất khẩu; năm 2019 Campuchia đã khánh thành đưa vào hoạt động chợ Đa tại tỉnh Tbong Khmum. Ông Lim Heng cho rằng chợ giáp biên đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam; thực tế, chính sách của Chính phủ không muốn xuất khẩu nguyên liệu thô vì mất giá nhưng không thể giữ nông sản lâu do không có đủ kho trữ; Campuchia có thể thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến, sẽ giúp giảm thiểu xuất khẩu nguyên liệu thô./.
Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo