
























Hợp tác thương mại
Ngày 09/9/2022, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu Danh mục dự án mời gọi đầu tư tỉnh Tiền Giang năm 2022. Tại Hội nghị, UBND tỉnh Tiền Giang mời gọi đầu tư 59 dự án với tổng vốn đầu tư 22.389 tỷ đồng...
Sau gần 02 năm khởi công và gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, ngày 07/09/2022, Tập đoàn Want Want Đài Loan đã tổ chức Lễ khánh thành nhà máy sản xuất bánh kẹo đầu tiên tại Khu công nghiệp (KCN) Long Giang, tỉnh Tiền Giang. Đến tham dự Lễ khánh thành nhà máy, về...
Bắt đầu từ ngày 11/7/2022, sầu riêng Việt Nam sẽ đi đường chính ngạch qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc khi có đủ hồ sơ đăng ký xuất khẩu (doanh nghiệp, mã vùng trồng, cơ sở đóng gói, tem nhãn truy xuất nguồn gốc và một số yêu cầu kỹ thuật của phía bạn) theo...
Ngày 17/6/2022 tại Công ty TNHH Sản xuất trái cây Hùng Phát – Chi nhánh Andros, nằm trên địa bàn thị Xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Tập đoàn Andros Asia đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm thành lậ...
Gần đây, tình hình thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới giữa Quảng Tây, Trung Quốc với các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai được cải thiện đáng kể.
...Theo một nguồn tin chính thức, các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đang tập trung vào thị trường Việt Nam và Thái Lan trước bối cảnh thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Ấn Độ là Trung Quốc đang siết chặt các lệnh phong tỏa bởi đại...
Mặc dù xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2021 giảm 22% so với cùng kỳ 2021, nhưng đã phục hồi mạnh mẽ kể từ Quý I/2022, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu 110 triệu USD.
...Báo cáo mới công bố của Tổng cục thống kê Việt Nam cho biết trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 242,19 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 122,3 tỷ USD và nhập khẩu 119,8 tỷ USD, xuất siêu 2,53...
Ngày 1/5, tuyến đường dây điện Hồng Hà (Trung Quốc) và Lào Cai (Việt Nam) đã được khôi phục, đánh dấu sự khởi động toàn diện hoạt động mua bán điện giữa Việt Nam và Trung Quốc....
Hợp tác thương mại
Quá ngon với gạo đặc sản “VD20 Gò Công”!
Được mệnh danh là "Tấm thảm lúa vàng" của Đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang có nhiều vùng đất trồng lúa chất lượng cao, đặc biệt là khu vực phía Đông của tỉnh, vùng sinh thái ven biển. Giống lúa VD20 là giống lúa thơm ngắn ngày đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn du nhập từ Đài Loan và chuyển về khảo nghiệm tại Tiền Giang vào năm 1996. Giống lúa VD20 được sản xuất dựa trên giống lúa nguyên chủng, được lai tạo bằng phương pháp kỹ thuật cao, dựa trên giống đầu dòng và so sánh với các dòng lúa triển vọng, được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận là giống lúa có tiến bộ kỹ thuật năm 2004 theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/7/2004. Giống lúa VD20 có thời gian sinh trưởng từ 100-115 ngày, có thể trồng nhiều vụ trong năm, khả năng kháng sâu bệnh rất tốt. Năng suất đạt từ 3 đến 4 tấn/ha ở vụ Hè Thu và 4 đến 5 tấn/ha vụ Đông Xuân. Đặc biệt, giống lúa VD20 có nhiều ưu thế trên vùng đất ngập mặn, giàu phù sa nên được nhiều nông dân ưa chuộng và đưa vào sản xuất trên diện rộng. Đây được xem là giống lúa có khả năng chống chịu khá tốt ở những vùng đất nhiễm mặn ven biển.
Gạo đặc sản VD20 Gò Công là loại gạo được sản xuất theo hướng hữu cơ với công nghệ châu Âu. Về cơ bản, gạo hữu cơ không khác biệt nhiều so với gạo truyền thống. Tuy nhiên, đằng sau những hạt gạo trắng tinh tươm, rắn chắc và khỏe mạnh, là cả một quy trình cực kỳ chuyên nghiệp, chọn lọc kỹ lưỡng qua các khâu từ nguồn nước, phân bón và quan trọng nhất là đất đai. Gạo VD20 Gò Công có đặc tính hạt nhỏ, ngắn, sữa, hương vị tự nhiên, khi nấu lên có vị đậm đà, dẻo, dai cơm, vẫn ngon và giữ được mùi thơm sau khi để nguội.
Khu vực các huyện phía Đông tỉnh do có vị trí địa lý nằm gần cửa biển nên hình thành vùng thổ nhưỡng với nhiều khoáng chất tốt cho cây trồng, đặc biệt là giống lúa VD20 đã phát triển rất thuận lợi trên vùng đất ngập mặn, giàu phù sa này. Qua nhiều năm khảo nghiệm VD20 hoàn toàn vượt trội so với canh tác ở các vùng trồng khác trên cả nước. Trong các huyện phía Đông tỉnh, huyện Gò Công Tây có trên 28.000 ha đất canh tác lúa mỗi năm, là địa phương có sản lượng lúa gạo hàng hóa lớn của tỉnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Đây cũng là địa phương có vùng canh tác giống VD 20 tập trung lớn nhất tỉnh Tiền Giang.
Ảnh: Sưu tầm
Qua trao đổi, ông Mai Đức Tấn - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây cho biết: "Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, chính quyền huyện Gò Công Tây đã khuyến khích nông dân chuyển đổi từ trồng giống lúa thường sang trồng giống lúa chất lượng cao, có tiềm năng xuất khẩu, chủ lực là giống VD 20. Ngoài ra, cán bộ khuyến nông cũng hướng bà con áp dụng mô hình canh tác "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm"; sản xuất theo quy trình trồng lúa hữu cơ đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không gây ô nhiễm môi trường, kết hợp trồng hoa bờ ruộng dẫn dụ thiên địch theo mô hình công nghệ sinh thái phòng chống rầy nâu gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,... Từ định hướng này, huyện Gò Công Tây đã mở rộng vùng trồng lúa VD 20 lên khoảng 2.500 ha canh tác mỗi năm 3 vụ, chiếm trên 25% tổng diện tích canh tác toàn huyện.
Đồng thời, lãnh đạo chính quyền huyện còn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn nhằm giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa, đáp ứng yêu cầu các thị trường nhập khẩu, đồng thời giúp nông dân an tâm đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Hiện tại đã có các doanh nghiệp như: Công ty TNHH HK Green, Doanh nghiệp Hai Thanh, Công ty TNHH Vinh Hiển, Doanh nghiệp Hoàng Thiện... liên kết thực hiện theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích lên đến 2.500 - 3.000 ha/năm.
Ảnh: Sưu tầm
Ông Châu Minh Hải - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn HK cho biết doanh nghiệp ông đang đẩy mạnh hợp tác với bà con nông dân để ứng dụng quy trình canh tác lúa hữu cơ để không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, mà còn góp phần bảo vệ môi sinh, môi trường và phục vụ xuất khẩu vào các thị trường "khó tính". Để tạo vùng nguyên liệu xuất khẩu, trong năm 2020, doanh nghiệp ông đã đăng ký và được công nhận thương hiệu Gạo VD 20 - Đặc sản Gò Công, đạt chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hạng 2 sao. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, vùng trồng "VD20 Gò Công" đang được mở rộng ở 4 huyện: Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, UBND huyện Gò Công Tây được giao là đầu mối quản lý, giữ gìn và quảng bá thương hiệu "Gạo VD20 Gò Công".
Để hình thành chuỗi liên kết toàn diện cho sản phẩm gạo VD20, mới đây UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gạo đặc sản VD20 Gò Công của Công ty TNHH MTV sản xuất kinh doanh HK Green giai đoạn 2021-2023. Dự án được triển khai với quy mô liên kết sản xuất và tiêu thụ với 109 hộ nông dân, diện tích 66,96 ha của 02 Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Dịch vụ nông thôn Bình Nhì và Nông nghiệp Lợi An. Tổng kinh phí thực hiện dự án 7.767.327.989 đồng; trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 1.867.704.658 đồng, vốn đối ứng của doanh nghiệp và người dân 5.899.623.332 đồng. Theo đó, trong năm 2021, dự án sẽ thực hiện liên kết sản xuất lúa VD20 với 70 hộ nông dân thuộc HTX Nông nghiệp Dịch vụ nông thôn Bình Nhì theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích đất 30,53 ha, với sản lượng dự kiến hơn 335 tấn lúa; đầu tư xây dựng một nhà xưởng đóng gói và bảo quản gạo, đầu tư trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, bao bì phục vụ sản xuất và hỗ trợ giống sản xuất cho nông dân. Tiếp theo, giai đoạn 2022 -
2023, dự án mở rộng liên kết sản xuất lúa VD20 với 39 hộ nông dân thuộc HTX Nông nghiệp Lợi An trên diện tích 36,43 ha, nâng tổng số hộ nông dân tham gia liên kết lên thành 109 hộ và tổng diện tích liên kết lên thành 66,96 ha, đạt được mục tiêu sản lượng dự kiến hơn 1.100 tấn lúa; đồng thời, hỗ trợ giống và chuyển giao công nghệ đồng bộ cho các hộ nông dân của HTX Nông nghiệp Lợi An thực hiện và đạt được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm giúp tăng 10% lợi nhuận cho các bên tham gia liên kết.
Với sự chung tay của các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền và bà con nông dân chắc chắn sẽ tạo thêm sức bật cho "hạt ngọc VD20" nói riêng và nghề trồng lúa của tỉnh Tiền Giang nói chung phát triển bền vững trong thời gian tới; giúp người nông dân thay đổi tập quán, tư duy sản xuất và hướng đến một nền kinh tế nông nghiệp bền vững và hội nhập quốc tế./.
N. D tổng hợp