
























Hợp tác thương mại
Ngày 09/9/2022, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu Danh mục dự án mời gọi đầu tư tỉnh Tiền Giang năm 2022. Tại Hội nghị, UBND tỉnh Tiền Giang mời gọi đầu tư 59 dự án với tổng vốn đầu tư 22.389 tỷ đồng...
Sau gần 02 năm khởi công và gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, ngày 07/09/2022, Tập đoàn Want Want Đài Loan đã tổ chức Lễ khánh thành nhà máy sản xuất bánh kẹo đầu tiên tại Khu công nghiệp (KCN) Long Giang, tỉnh Tiền Giang. Đến tham dự Lễ khánh thành nhà máy, về...
Bắt đầu từ ngày 11/7/2022, sầu riêng Việt Nam sẽ đi đường chính ngạch qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc khi có đủ hồ sơ đăng ký xuất khẩu (doanh nghiệp, mã vùng trồng, cơ sở đóng gói, tem nhãn truy xuất nguồn gốc và một số yêu cầu kỹ thuật của phía bạn) theo...
Ngày 17/6/2022 tại Công ty TNHH Sản xuất trái cây Hùng Phát – Chi nhánh Andros, nằm trên địa bàn thị Xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Tập đoàn Andros Asia đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm thành lậ...
Gần đây, tình hình thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới giữa Quảng Tây, Trung Quốc với các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai được cải thiện đáng kể.
...Theo một nguồn tin chính thức, các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đang tập trung vào thị trường Việt Nam và Thái Lan trước bối cảnh thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Ấn Độ là Trung Quốc đang siết chặt các lệnh phong tỏa bởi đại...
Mặc dù xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2021 giảm 22% so với cùng kỳ 2021, nhưng đã phục hồi mạnh mẽ kể từ Quý I/2022, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu 110 triệu USD.
...Báo cáo mới công bố của Tổng cục thống kê Việt Nam cho biết trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 242,19 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 122,3 tỷ USD và nhập khẩu 119,8 tỷ USD, xuất siêu 2,53...
Ngày 1/5, tuyến đường dây điện Hồng Hà (Trung Quốc) và Lào Cai (Việt Nam) đã được khôi phục, đánh dấu sự khởi động toàn diện hoạt động mua bán điện giữa Việt Nam và Trung Quốc....
Hợp tác thương mại
World Bank công bố dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2021
Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới công bố thông tin nói rằng Việt Nam "ghi nhận thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020 do xuất khẩu giảm nhẹ và nhập khẩu vẫn tăng". Theo đó, trong tháng 2/2021, xuất khẩu hàng hóa giảm 4,2% trong khi nhập khẩu tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, tổ chức này đánh giá thêm rằng "hiện còn quá sớm để kết luận liệu điều này có thể hiện một xu hướng mới trong cán cân thương mại hàng hóa hay không".
World Bank cho rằng sự phục hồi kinh tế của Việt Nam "đang đi đúng hướng khi sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng dương trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ ba"; cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam "cần đặc biệt chú ý" đến việc triển khai tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 "vì hoạt động này sẽ tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam" đồng thời đánh giá nền kinh tế "sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8%" cho cả năm 2020 và "6,8% trong năm 2021", nếu tình hình thế giới từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020.
Trong một diễn biến khác, số lượng áo thun của Việt Nam được bán ở Mỹ hoặc Liên minh Châu Âu (EU) đã vượt qua Bangladesh, nhưng vẫn giữ được giá xuất khẩu cao gấp hai lần.
Sản xuất sản phẩm may mặc tại công ty TNHH may Hưng Long (thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên). (Ảnh: TTXVN)
Trong một nghiên cứu của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) vào tháng trước về thị trường EU năm 2020, Việt Nam đã thu về 2.157,90 USD cho mỗi 100 kg áo thun, trong khi Bangladesh chỉ thu về 1.091,50 USD. Hồi 2019, giá trị lần lượt là 2.099,70 USD và 1.097,50 USD. Tương tự ở Mỹ, một điểm đến xuất khẩu lớn khác của cả hai quốc gia.
Nguyên nhân dễ thấy nhất là chất lượng vải Việt Nam về cơ bản tốt hơn đáng kể và một bộ phận người dân có sở thích sử dụng các sản phẩm cao cấp. Việt Nam cũng có nhiều thương hiệu và nhà bán lẻ sản phẩm cao cấp hơn. Một nguyên nhân khác là do hình ảnh đất nước tốt đẹp hơn, xếp hạng cao hơn trong chỉ số kinh doanh dễ dàng của Ngân hàng Thế giới và xu hướng tuân thủ luật pháp, nhân quyền và bảo vệ môi trường. Các cơ sở sản xuất trong nước tập trung vào thị trường cao cấp, mặc dù với quy mô hạn chế./.
Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo