Truy cập nội dung luôn

Các thỏa thuận quốc tế Các thỏa thuận quốc tế

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2016 - 2018

Ngày 13/8/2009 tại Thái Lan, ASEAN và Ấn Độ đã ký Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Hiệp định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/12/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/6/2010. 

Từ khi Hiệp định có hiệu lực đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định theo từng giai đoạn. Ngày 14/11/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 169/2014/TT-BTC ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực thực thi từ ngày 01/01/2015.

Vừa mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 quy định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2016-2018, bãi bỏ Thông tư số 169/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2016. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước ASEAN và Ấn Độ sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi từ 0% đến 65%.

Về tổng thể, Biểu thuế AIFTA gồm 9.489 dòng thuế trong đó gồm 9.456 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 33 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 3 giai đoạn từ 01/9/2016 đến 31/12/2016; từ 01/01/2017 đến 31/12/2017; từ 01/01/2018 đến 31/12/2018. Thuế suất AIFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định AIFTA và hướng dẫn chuyển đổi biểu cam kết từ HS 2007 sang HS 2012 trong Hiệp định AIFTA.

 Sau đây là một số một số nhóm mặt hàng chủ yếu và thuế suất nhập khẩu ưu đãi tương ứng được nêu trong Biểu thuế đính kèm Nghị định:

  1. Động vật sống (0 - 5%);
  2. Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (3 - 22.5%);
  3. Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác (0 - 23%);
  4. Sản phẩm bơ sữa, trứng chim và trứng gia cầm, mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác (1 - 18%);
  5. Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác (0 - 2%);
  6. Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và loại tương tự; cành hoa và cành lá trang trí (0 - 12.5%);
  7. Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được (0 - 12.5%);
  8. Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt, hoặc các loại dưa (3 -17.5%);
  9. Ngũ cốc (0 - 20%);
  10. Các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten lúa mì (1 - 12.5%);
  11.  Hạt dầu và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô (0 - 12.5%);
  12. Vật liệu thực vật dùng để tết bện, các sản phẩm thực vật chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác (1 - 2%);
  13. Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; chất béo ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật (1 - 22.5%);
  14. Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác (10 - 22.5%);
  15. Đường và các loại kẹo đường (0 - 22.5%);
  16. Ca cao và các chế phẩm từ ca cao (3 - 20%);
  17. Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh (7 - 22.5%);
  18. Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch (nut) hoặc các phần khác của cây (10 -20%);
  19. Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến (1 - 7%);
  20. Phân bón (0 - 3%);
  21. Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ (0 - 17.5%);
  22. Sản phẩm làm từ rơm, cỏ giấy hoặc từ các loại vật liệu tết bện khác; các sản phẩm bằng liễu gai và song mây (7.5 - 12.5%);
  23. Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy (0 - 9%);
  24. Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác (3 - 5%);
  25. Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc (5 - 15.5%);
  26. Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc (5 - 15.5%);
  27. Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn (0 - 25%);
  28. Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý, kim loại quý, kim loại được dát phủ kim loại quý, và các sản phẩm của chúng; đồ trang sức làm bằng chất liệu khác; tiền kim loại (1 - 12.5);
  29. Máy nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp dùng cho việc làm đất hoặc trồng trọt; máy cán cho bãi cỏ hoặc cho sân chơi thể thao. (1 - 13%);
  30. Máy thu hoạch hoặc máy đập, kể cả máy đóng bó, bánh (kiện) rơm hoặc cỏ khô; máy cắt cỏ tươi hoặc cỏ khô; máy làm sạch, phân loại hoặc lựa chọn trứng, hoa quả hoặc nông sản khác (1 - 5%);
  31. Các loại máy khác dùng trong nông nghiệp, làm vườn, lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm hoặc nuôi ong, kể cả máy ươm hạt giống có lắp thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt; máy ấp trứng gia cầm và thiết bị sưởi ấm gia cầm mới nở. (1 - 17.5);
  32. Máy làm sạch, tuyển chọn hoặc phân loại hạt giống, hạt hay các loại rau đậu đã được làm khô; máy dùng trong công nghiệp xay xát hoặc dùng cho chế biến ngũ cốc hoặc rau đậu đã được làm khô, trừ các loại máy nông nghiệp (3 - 17.5%).

Để biết thêm chi tiết đề nghị tham khảo trên trang web của Sở Ngoại vụ Tiền Giang http://songoaivu.tiengiang.gov.vn, chuyên mục "Hợp tác quốc tế" để biết thêm các quy định chi tiết trong Nghị định 126/2016/NĐ-CP của Chính phủ./.

(Tài liệu đính kèm)

Khắc Huy Tổng hợp

 


Tin liên quan
Một tuyến vận tải hàng hóa mới từ Việt Nam đến bờ đông Hoa Kỳ    23/03/2021
World Bank công bố dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2021    23/03/2021
Xuất khẩu thép của Việt Nam tăng mạnh trong tháng 2/2021    19/03/2021
Độ mở nền kinh tế Việt tăng cao nhất trong nhóm các quốc gia có quy mô kinh tế trung bình    19/03/2021
Tiền Giang: “Vương quốc trái cây” cần hội nhập sâu hơn để không phải “giải cứu”    19/03/2021
Quá ngon với gạo đặc sản “VD20 Gò Công”!    19/03/2021
Việt Nam lọt vào top 10 thị trường mới nổi về chỉ số logistics    18/03/2021
Foxconn đầu tư 700 triệu USD vào Việt Nam năm 2021    12/03/2021
Fitch Solutions dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thập niên tới    12/03/2021
Trung Quốc mở thêm tuyến vận tải biển đến Việt Nam    11/03/2021

Liên kết Liên kết

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

  Đang truy cập : 45
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 786362