
























Lãnh sự
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất
Kể từ đầu năm 2022, người dân Đông Nam Á đã phải thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu hàng ngày do giá cả tăng mạnh. Lạm phát tồi tệ đã dẫn đến áp lực nợ gia tăng của các gia đình, người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu không thiết yếu và lợi nhuận của doanh nghiệp bị co lại. Các quốc gia đã buộc phải thực hiện sự cân bằng khó khăn giữa các ưu tiên là giảm thiểu lạm phát và duy trì phục hồi kinh tế. Những chính sách này có thể làm cản trở sự phục hồi kinh tế của khu vực, cũng như làm suy giảm khả năng cạnh tranh của xuất khẩu. Các phương tiện truyền thông chính thống của phương Tây cho rằng nguyên nhân giá lương thực và năng lượng tăng cao là do xung đột Nga-Ucraina, còn việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu là do dịch bệnh gây ra.
Trong thời kỳ khủng hoảng, các chính sách tài khóa và tiền tệ quá lỏng lẻo của Mỹ là nhân tố bên ngoài gây ra lạm phát ở các nước Đông Nam Á. Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Mỹ quay trở lại kỷ nguyên lãi suất bằng 0 vào cuối năm 2008. Tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP đã tăng từ 100% trước đại dịch lên 140% hiện nay, dẫn đến lạm phát trên phạm vi toàn cầu. Để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Mỹ chỉ trong vòng 1,5 năm đã in ra số tiền bằng gần một nửa số tiền đã in trong vòng hơn 200 năm qua, việc này càng gia tăng lạm phát. Do đồng USD là đồng tiền dự trữ quốc tế, bởi vậy chính sách kích thích kinh tế kiểu này của Mỹ đã khiến các nước trên thế giới, trong đó có các Đông Nam Á phải trả giá.
Nền kinh tế Trung Quốc là động lực quan trọng cho sự phục hồi kinh tế trong khu vực. Trong 4 tháng đầu năm 2022, lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc sang các nước ASEAN tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021, ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Trung Quốc cũng gánh trên vai gánh nặng ổn định kinh tế khu vực. Trong thời gian dịch bệnh, Trung Quốc kiên quyết không tiến hành các biện pháp kích thích kinh tế mạnh, mà giữ tốc độ tăng cung tiền về cơ bản phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như hỗ trợ nền kinh tế thực.
Với tư cách là "ngân hàng trung ương thế giới", Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chỉ quan tâm đến thị trường trong nước, mà không tính đến tác động đối với bên ngoài, đã gây bất ổn cho nền tảng tài chính toàn cầu. Nhiều quốc gia trong khu vực đã nhận thức được những khiếm khuyết về cơ cấu của hệ thống tiền tệ quốc tế do một loại tiền tệ làm chủ đạo, đây chính là nguồn gốc gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT), việc này là nhân tố quan trọng trong việc thay đổi cục diện tiền tệ quốc tế. Tính đến năm 2021, sáu quốc gia ASEAN đã đưa đồng NDT vào kho dự trữ ngoại hối, ngoài ra Trung Quốc và ASEAN đã đạt được tiến bộ tích cực trong việc tiếp nhận và thanh toán bằng đồng NDT xuyên biên giới, hợp tác tiền tệ song phương...
Trong tương lai, các nước Đông Nam Á sẽ tăng lượng dự trữ bằng đồng NDT nhiều hơn để tránh rủi ro tiền tệ. Hợp tác tiền tệ song phương sẽ là minh chứng sinh động cho việc thúc đẩy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh và sẽ mang lại hạnh phúc thực sự cho người dân Đông Nam Á./.
Sở Ngoại vụ tổng hợp từ các báo