Truy cập nội dung luôn

Nghiệp vụ ngoại giao Nghiệp vụ ngoại giao

Độ mở nền kinh tế Việt tăng cao nhất trong nhóm các quốc gia có quy mô kinh tế trung bình

Theo một khảo sát của Quỹ Heritage áp dụng đối với 178 quốc gia từ năm 1995, không quốc gia nào với quy mô tương đương có được sự tự do kinh tế tăng mạnh như Việt Nam. Chỉ số này đo mức độ tự do về kinh tế của một quốc gia dựa trên 12 tiêu chí. Các quốc gia như Singapore, New Zealand, Australia và Thụy Sỹ đứng đầu, trong khi Cuba, Venezuela và Triều Tiên đứng cuối bảng. Mức tự do kinh tế cao nhất 89,7 thuộc về Singapore và thấp nhất là 5,2 thuộc về Triều Tiên. Tại Việt Nam, chỉ số này hiện là 61,7, tăng 2,9 điểm so với năm trước. Lần đầu tiên, Việt Nam thuộc nhóm nước "tương đối tự do".

Gỗ Quảng Trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ảnh:nhandan.com.vn

Bài báo nhận định Việt Nam đạt được độ mở của nền kinh tế kể từ khi triển khai chính sách Đổi mới vào năm 1986, giảm bớt vai trò nhà nước, đề cao cung cầu thị trường, nhờ vào đó tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội từ năm 1995 đến 2020 đạt mức 6,7% thường niên. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận định, mặc dù đạt được chỉ số tự do kinh tế gia tăng, còn nhiều tiêu chí Việt Nam vẫn chưa đạt được như sự thống nhất về mặt thể chế, sự hiệu quả của hệ thống tư pháp, tự do trong đầu tư v.v.. ; hiện tượng tham nhũng vẫn còn là vấn nạn. Tác giả cho rằng Việt Nam cần kiên định theo đuổi con đường đã đi theo hướng coi trọng thị trường và giảm sự can dự của nhà nước hơn, đồng thời chống tham nhũng và đảm bảo thực thi nhà nước pháp quyền hơn.

Trong một diễn biến khác, ngày 17/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã ký kết MoU với 4 trường đại học của Ấn Độ nhằm cung cấp 113 suất học bổng theo chương trình "Học bổng Đại sứ", trong đó có các suất học bổng toàn phần học phí và sinh hoạt phí cho sinh viên Việt Nam tới Ấn Độ theo học chương trình đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Tại buổi lễ công bố chương trình "Học bổng Đại sứ", các nhà ngoại giao ASEAN cùng các nhà giáo dục của Ấn Độ và đại diện một số trường đại học, phổ thông của Việt Nam đã thảo luận trực tiếp kết hợp trực tuyến về việc Ấn Độ trở thành điểm đến du học cho các sinh viên ASEAN. Đại diện Brunei nêu lên vấn đề mức độ công nhận chất lượng của các trường. Trong khi đó đại diện Indonesia nêu lên vấn đề về công nhận bằng cấp và cơ sở hạ tầng, an toàn của sinh viên. Vấn đề sức hút của học bổng Ấn Độ cũng được nêu ra trong thế so sánh với học bổng từ các quốc gia phát triển khác. Đặc biệt, vấn đề thủ tục trong quá trình đăng ký học bổng cũng như trong và sau khi kết thúc khóa học được coi là rào cản lớn nhưng có khả năng giải quyết trong tương lai gần.

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Phạm Sanh Châu đánh giá cao và ủng hộ sự tích cực tương tác, tiếp cận của các trường đại học Ấn Độ, chủ động tạo ra các cơ hội cho sinh viên Việt Nam; bày tỏ mong muốn, với chương trình Học bổng Đại sứ, nhiều sinh viên Việt Nam sẽ tới học tập và trải nghiệm văn hóa Ấn Độ. 

Chương trình học bổng Đại sứ 2021 gồm 113 suất học bổng cho các sinh viên Việt Nam tới Ấn Độ theo học chương trình đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại 4 trường đại học của Ấn Độ, bao gồm Integral (Lucknow), Viện công nghệ công nghiệp Kalinga (Bhubaneshwar), Đại học Rishihood (Haryana) và Đại học Sharda (Noida). Điểm nhấn của học bổng là 13 suất học bổng toàn phần bao gồm ăn ở và 10 suất học bổng toàn phần học phí. Bên cạnh đó, với nỗ lực làm việc của Đại sứ quán, quy trình ứng tuyển của các học sinh, sinh viên Việt Nam sẽ được đơn giản hóa một số bước so với quy trình áp dụng cho các sinh viên Ấn Độ.

Đối tượng các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; dân tộc thiểu số; thuộc các nhóm yếu thế sẽ được ưu tiên và một số học bổng không yêu cầu ứng cử viên phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Các bước dịch thuật giấy tờ được Đại sứ quán hỗ trợ một phần./.

Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo

 


Tin liên quan
QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI TIỀN GIANG?    10/11/2022
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19    17/06/2022
Tổng hợp kết quả chuyến thăm Châu Á của bà Wendy Sherman - Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ    17/06/2022
Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022    17/06/2022
Ngành chế biến – chế tạo Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc    17/06/2022
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất    17/06/2022
Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Mumbai đến Việt Nam    17/06/2022
Việt Nam có phải là mối lo về thị phần sản xuất đối với Trung Quốc?    17/06/2022
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ    17/06/2022
Nhiều công ty Châu Âu chọn Việt Nam hơn Trung Quốc    17/06/2022

Liên kết Liên kết