Truy cập nội dung luôn

Nghiệp vụ ngoại giao Nghiệp vụ ngoại giao

Các nước thành viên phải có nghĩa vụ tuân thủ Hiến chương ASEAN vì sự phát triển bền vững của cộng đồng

ASEAN đã từng bị coi là một tổ chức thường né tránh những vấn đề khó khăn, nhưng kể từ khi Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực từ năm 2008, việc này không thực sự còn là vấn đề. Vào ngày 3/2, tất cả các Ngoại trưởng ASEAN, bao gồm cả đại diện từ chính quyền quân sự Myanmar đã tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không chính thức (IAMM) nhằm thảo luận về những diễn biến tại Myanmar. Cuộc họp kêu gọi cho sự an toàn của người dân, khôi phục nền dân chủ, chính phủ hợp hiến, thượng tôn pháp luật và tôn trọng nhân quyền; các nguyên tắc này được nêu trong Hiến chương ASEAN mà Myanmar đã phê chuẩn dưới sự cai trị của Chính phủ quân sự. Một số điều rút ra được từ cuộc họp IAMM: Thứ nhất, ASEAN luôn là tổ chức bảo vệ cho Myanmar trước áp lực quốc tế, đồng thời giúp nước này đi theo lộ trình để đạt được dân chủ và cũng tạo áp lực trong nội bộ để giải phóng các tù nhân chính trị, bao gồm những lãnh đạo, trong quá trình dân chủ hóa. Dù lộ trình này không còn nữa, Hiến chương ASEAN vẫn là văn kiện mà tất cả các quốc gia thành viên đã phê chuẩn và cần tuân theo. Thứ hai, việc ASEAN đang làm hiện nay là để giúp đỡ thành viên trong gia đình ASEAN của mình, và do đó ASEAN không né tránh mà trao đổi thẳng thắn giữa những thành viên trong khuôn khổ của Hiến chương ASEAN. Không can thiệp đã được điều chỉnh lại và chỉ phù hợp trong bối cảnh mà tổ chức hiện đang gặp phải. Thứ ba, khi áp lực quốc tế đang gia tăng với Myanmar về việc những người dân vô tội đang trở thành nạn nhân của bạo lực trong thời gian qua, ASEAN cần quyết liệt hơn trong việc kêu gọi chấm dứt ngay bạo lực và bảo đảm việc hòa giải được bắt đầu. Chính quyền quân đội Myanmar nên cho phép viện trợ của ASEAN được tiếp cận và tiếp tục hỗ trợ. Thứ tư, khi ASEAN đồng ý vào năm 2011 để cho phép Myanmar làm Chủ tịch của ASEAN vào năm 2014, tất cả thành viên ASEAN tin rằng dân chủ hóa là một tiến trình không thể đảo ngược. ASEAN đã nhất trí để Myanmar đóng vai trò dẫn dắt vời niềm tin rằng nước này đã thể hiện là một thành viên có trách nhiệm trong gia đình ASEAN. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là quân đội Myanmar cần hiểu được niềm tin này vẫn còn đó, và họ không nên để mất động lực để làm việc đúng đắn. Rất nhiều thứ sẽ bị đe dọa nếu những lời kêu gọi của ASEAN không được lắng nghe.

Việt Nam - thành viên chủ động, tích cực của ASEAN. Ảnh: xaydungdang.org.vn

Trong một diễn biến khác, từ ngày 1/1, Việt Nam đã bàn giao lại vai trò Chủ tịch ASEAN cho Brunei cùng với các nghị trình và sáng kiến quan trọng cần được tiếp tục triển khai trong năm 2021, như triển khai tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 cũng như các sáng kiến của ASEAN để ứng phó với đại dịch Covid-19. Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không chính thức diễn ra ngày 3/3 nhấn mạnh an ninh chính trị tại các quốc gia Đông Nam Á giữ vai trò then chốt và ASEAN cần thể hiện vai trò trung tâm, đoàn kết, duy trì quan hệ với các đối tác, tổ chức để xử lý các thách thức an ninh chung của khu vực và thế giới.

Nghị trình của Brunei năm nay khá đa dạng, từ tăng cường quan hệ với đối tác, thúc đẩy các cơ chế hiện có, xử lý các vấn đề an ninh khu vực như an ninh hàng hải, bán đảo Triều Tiên, cho đến vấn đề dân chủ và vấn đề người tị nạn Rohingya... Ngoài ra các vấn đề liên quan đến sông Mê Công, triển khai Hiến chương ASEAN và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng cần được triển khai phù hợp. Về vấn đề Timor Leste, dù nước này đã đề xuất tham gia ASEAN từ khá lâu, tuy nhiên năm 2020 và 2021 các nước ASEAN cần tiếp tục đánh giá liệu Timor Leste đã sẵn sàng về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khả năng tham gia các lĩnh vực hợp tác và khả năng tổ chức rất nhiều hội nghị hội thảo trong năm của ASEAN.

Năm 2020, tại các Hội nghị, các nước ASEAN và đối tác đều khẳng định cần sớm hoàn thành đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam đã và đang thành công trong việc kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ về vấn đề Biển Đông, nhiều nước Châu Âu và Mỹ đã gây áp lực lên Trung Quốc để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Năm 2021, Brunei vốn là nước rất thận trọng khi bày tỏ quan điểm về Biển Đông, sẽ phải dẫn dắt ASEAN tiếp tục xử lý vấn đề này.

Liên quan đến ứng phó với Covid-19, trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, ASEAN đã thành công trong việc xử lý tác động của đại dịch Covid-19 và được Mỹ cam kết tài trợ hơn 87 triệu USD tiền thuốc, vật tư ý tế khẩn cấp và các vật tư hỗ trợ khác. Ngoài ra ASEAN cũng nhận được tài trợ c ủa nhiều đối tác quan trọng để ứng phó đại dịch. Năm 2021, ngoài việc triển khai các sáng kiến được đề ra trong năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam như Kho vật tư dự phòng y tế khẩn cấp khu vực, Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, Hành lang du lịch ASEAN, thì kế hoạch triển khai của Khung Phục hồi Tổng thể ASEAN cũng cần được đánh giá và sớm triển khai thực tiễn.

Về xây dựng cộng đồng, năm 2020, ASEAN đã thực hiện đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN 2016-2025, để đưa ra phương hướng hoàn thành đúng hạn các mục tiêu đã đề ra. Năm 2021, Brunei sẽ tập trung vào các lĩnh vực đã được thảo luận trong năm 2020, như kết nối số, an ninh lương thực, năng lượng tái tạo, và cải thiện tình hình tiếp cận thị trường và ổn định tài chính tại các nước ASEAN. Các vấn đề bình đẳng giới và giao quyền phụ nữ cũng được các nước và khu vực chú ý trong năm Chủ tịch ASEAN 2021, do Brunei là một nước Hồi giáo khá bảo thủ.

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2021, ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN đạt 786,2 tỷ NDT, tăng 32,9%, chiếm 14,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Trong đó Trung Quốc xuất khẩu sang ASEAN 439,83 tỷ NDT, tăng 43,2%; nhập khẩu từ ASEAN 346,37 tỷ NDT, tăng 21,8%; xuất siêu thương mại của Trung Quốc với ASEAN đạt 93,46 tỷ NDT, tăng 310,4%. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc, với kim ngạch thương mại đạt 779,04 tỷ NDT, tăng 39,8%; thứ ba là Mỹ với 716,37 tỷ NDT, tăng 69,6%; thứ tư là Nhật Bản với 349,23 tỷ NDT, tăng 27,4%.

Ngày 8/3, trả lời phỏng vấn báo chí, Chủ tịch Hội đồng thương mại Trung Quốc - ASEAN Hứa Ninh Ninh cho biết Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, với kim ngạch đạt 219,92 tỷ NDT, tăng 56,5%, đứng thứ hai là Malaysia với 149,13 tỷ NDT, tăng 24,3%, thứ ba là Thái Lan với 114,17 tỷ NDT, tăng 35,6%./.

Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo

 


Tin liên quan
QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI TIỀN GIANG?    10/11/2022
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19    17/06/2022
Tổng hợp kết quả chuyến thăm Châu Á của bà Wendy Sherman - Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ    17/06/2022
Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022    17/06/2022
Ngành chế biến – chế tạo Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc    17/06/2022
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất    17/06/2022
Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Mumbai đến Việt Nam    17/06/2022
Việt Nam có phải là mối lo về thị phần sản xuất đối với Trung Quốc?    17/06/2022
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ    17/06/2022
Nhiều công ty Châu Âu chọn Việt Nam hơn Trung Quốc    17/06/2022

Liên kết Liên kết