
























Nghiệp vụ ngoại giao
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 trên toàn thế giới đến ngày 17/3/2021
Tính đến sáng 17/3, thế giới ghi nhận gần 121 triệu ca nhiễm Covid-19 và gần 2,7 triệu ca tử vong.
Vắc-xin là công cụ mới của quyền lực mềm. Tổng thống Vladimir Putin không giấu giếm mục tiêu chính trị của mình khi công bố vào tháng 8/2020 đã tìm ra vắc-xin cho Covid-19 và đặt tên theo biểu tượng là vệ tinh năm 1957 đã giúp Liên Xô có bước tiến nhảy vọt trong cuộc đua chinh phục không gian. Kirill Dmitriev, Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), cho biết vắc-xin của Nga đã được phê duyệt ở 45 quốc gia, đã công bố các thỏa thuận xuất khẩu với Iran, Serbia, Mexico, Argentina và thành công nhất, ngay cả với các thành viên của Liên minh châu Âu, chẳng hạn như Hungary, Slovakia, San Marino. Ông cũng lên truyền hình quốc gia để khoe các thỏa thuận sản xuất ở Đức, Tây Ban Nha và Pháp. Người dân Nga, theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada, chỉ 30% bày tỏ ủng hộ Sputnik, 2/6 người được phỏng vấn thậm chí coi nó như là "một hình thức chiến tranh sinh học mới".
Ủy ban Châu Âu hy vọng đến giữa tháng 6/2021 sẽ cấp được hộ chiếu tiêm chủng điện tử (Digital Green Certificate) cho công dân của mình miễn phí để tạo điều kiện đi lại tự do và quản lý dịch bệnh sau 1 năm phong tỏa. Hộ chiếu này có dạng mã code để quét khi kiểm tra, bao gồm các thông tin về ngày tiêm, loại vắc-xin(được EU phê duyệt), kết quả thử test, tình trạng miễn dịch. Những thông tin cá nhân này do nước liên quan quản lý và bảo mật. Và đây thực sự là thách thức lớn về công nghệ thông tin cho các nước.
Tuy nhiên, để người mang hộ chiếu có thể tự do đi lại, các nước cần đi đến thống nhất các quy định và biện pháp và hệ thống kiểm tra. Tất cả sẽ được bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh mùa xuân vào ngày 25 - 26/3 sắp tới để thông qua và tất cả các thành viên sẽ phải phê chuẩn loại hộ chiếu này, nhưng có quyền chấp nhận hay từ chối đi lại của người tiêm vắc-xin không được EU chấp nhận (như của Nga hay Trung Quốc đã được dùng tại Hungari). Người mang hộ chiếu này được tự do đi lại trong EU. Các nước ngoài EU có thể áp dụng chuẩn này để nới lỏng hoặc hạn chế khách EU xuất nhập cảnh.
Hộ chiếu vắc-xin đang thu hút rất nhiều lời bàn tán dù Tổ chức Y tế Thế giới đã nhiều lần khuyến cáo không nên sử dụng. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) hy vọng rằng các ứng dụng kỹ thuật số dựa trên blockchain sẽ giúp mọi người bay trở lại. Các nhóm du lịch xem chúng như một nền tảng khả dĩ để mở cửa sớm hơn. Trên thực tế, các phiên bản "đồn thổi" có vẻ phức tạp hơn mức cần thiết - chúng không giải quyết được các vấn đề nghiêm trọng và chúng tạo ra các vấn đề mới.
Với việc ngừng tiêm vắc-xin AstraZeneca, căng thẳng ở EU về tình trạng thiếu vắc-xin và chiến dịch tiêm chủng không thành công đang gia tăng trở lại. Việc ngừng tiêm vắc-xin AstraZeneca hiện đang trì hoãn chiến dịch tiêm chủng hơn nữa, mặc dù chỉ riêng ở Đức, điều này đã gây ra hàng chục ca tử vong mỗi ngày - do đợt đại dịch thứ ba đang gia tăng với số lượng ngày càng tăng. Những nỗ lực của EU nhằm giảm bớt tình trạng thiếu vắc-xin với sự giúp đỡ từ Mỹ, quốc gia đang tích trữ hàng chục triệu liều vắc-xin chưa sử dụng, đã thất bại. Washington cũng đang gây áp lực buộc Ấn Độ phải cung cấp một tỷ liều vắcxin đến Đông Nam Á để vượt mặt Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp vắc-xin - bất chấp thực tế là chiến dịch tiêm chủng ở chính Ấn Độ đang tiến triển rất chậm.
Nguyên nhân căng thẳng ở EU trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng Covid 19 là do sự phân phối không đồng đều các loại vắc-xin vốn đã quá khan hiếm giữa các quốc gia thành viên của EU, điều mà các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của Áo, Bulgaria, Latvia, Slovenia và Cộng hòa Séc đã tố cáo trong một lá thư gửi Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Charles Michel; sau đó Croatia đã tham gia cùng họ. Các quy tắc phân phối của EU quy định rằng mỗi thành viên được hưởng một phần vắc-xin được mua chung, tương ứng với tỷ lệ trong tổng dân số EU. Brussels ca ngợi đây là sự phân phối công bằng - nhưng không đề cập đến việc các loại vắc-xin đắt tiền nhất, đặc biệt là từ BioNTech/Pfizer, hầu như không có giá cả phải chăng đối với các quốc gia thành viên nghèo hơn. Ví dụ, Hà Lan, Đức hoặc Pháp có số lượng liều vắc-xin trên đầu người lớn hơn đáng kể so với các nước EU nghèo hơn.
Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn do Berlin và Brussels đã vận động chống lại loại vắc-xin rẻ nhất - loại vắc-xin được AstraZeneca bán với chi phí sản xuất, điều này làm tăng mức độ sẵn sàng lựa chọn của người dân đối với AstraZeneca - Liều dùng được hạn chế đáng kể. Theo MHRA (Cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe), số trường hợp đông máu xảy ra sau tiêm là "không lớn hơn số lượng đã xảy ra tự nhiên trong số người được tiêm chủng". Việc đình chỉ tiêm chủng ở Đức dựa trên bảy trường hợp đông máu trong tổng số 1,6 triệu liều đã được tiêm - ít hơn nhiều so với con số mà theo thống kê, dù sao cũng có thể mong đợi. Theo đó, việc ngừng tiêm chủng đã gây ra sự phẫn nộ dữ dội.
Khi xung đột trong EU leo thang, căng thẳng giữa Liên minh và Mỹ cũng tăng theo. Nguyên nhân là do Mỹ đang tích trữ vắc-xin trong khi EU đang thiếu hụt. Như New York Times đã đưa tin vào tuần trước, hàng chục triệu liều vắc-xinAstraZeneca được lưu trữ ở Mỹ - và không được sử dụng vì vắc-xin này chưa được phê duyệt ở đó. AstraZeneca đã yêu cầu Washington cho phép cung cấp các liều vắc-xin này cho EU, nhưng nó không thành công như EU, vốn cũng đang cố gắng lấy nguồn cung của Mỹ.
Việt Nam, bắt đầu từ ngày 15/3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cấp visa nhập cảnh Trung Quốc cho những người đã tiêm vắc xin covid-19 do Trung Quốc sản xuất, thuộc 3 nhóm đối tượng: (i) Những người hoạt động trong các lĩnh vực cần phải nhập cảnh để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; (ii) Những người nhập cảnh vì nhu cầu nhân đạo, gồm đoàn tụ cùng gia đình, thăm thân, thăm nom người thân bị bệnh hiểm nghèo…; (iii) người mang thẻ APEC còn giá trị. Những đối tượng này vẫn phải chấp hành các yêu cầu khác của Trung Quốc như xét nghiệm âm tính và cách ly sau khi nhập cảnh.
Được biết, Đại sứ quán Trung Quốc tại nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Pakixtan, Philippine, Thái Lan… cũng đưa ra các thông báo tương tự. Quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, đến nay Trung Quốc đã và đang viện trợ không hoàn lại vắc-xin covid-19 do Trung Quốc sản xuất cho 69 nước đang phát triển, đồng thời xuất khẩu vắc-xin tới 43 quốc gia.
Thái Lan, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và 15 thành viên Nội các đã được tiêm chủng vắc-xin Covid-19 vào sáng ngày 16/3 tại Tòa nhà Chính phủ, sau khi bị trì hoãn hôm 12/3 tiếp theo việc các nước Châu Âu dừng sử dụng vắc-xin của AstraZeneca do thông báo gây phản ứng đông máu tại một số người tiêm. Thủ tướng Prayut cho biết cuộc điều tra đã xác nhận không có phản ứng nghiêm trọng từ vắc-xin của AstraZeneca và khẳng định việc tiêm chủng bắt đầu ngày hôm nay đối với thành viên Nội các và các quan chức Chính phủ có tiếp xúc với số lượng đông người và nhằm bảo đảm tính an toàn và lòng tin của công chúng. Đại sứ quán Trung Quốc tại ít nhất là 26 nước[1] ra thông báo cho biết, kể từ ngày 15/3 Trung Quốc tạo thuận lợi trong việc cấp visa cho người nước ngoài đã tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 do Trung Quốc sản xuất và có chứng nhận tiêm chủng. Hiện nay, biện pháp chính thực hiện phòng chống covid-19 của Trung Quốc là tiêm vắc-xin. Theo ông Lý Tân, Phó chủ nhiệm UB Y tế sức khỏe quốc gia Trung Quốc cho biết, tuy tình hình tổng thể dịch covid-19 hiện nay của Trung Quốc ổn định, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro. Việc tiêm chủng vắc-xin sẽ có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm, tỷ lệ bệnh nặng và tỷ lệ tử vong. Đây là chính sách chủ yếu chính của Trung Quốc trong công tác phòng chống covid-19
Mỹ, hãng dược phẩm Morderna bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 11 tuổi. Dự kiến sẽ có 6750 trẻ em tại Mỹ và Canada tham gia thử nghiệm. Từ tháng 12/2020, Moderna đã tiến hành thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Johnson & Johnson cũng cho biết sẽ thử nghiệm vắc-xin Covid-19 ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi thử nghiệm đầu tiên ở trẻ lớn hơn. Pfizer-BioNTech đang thử nghiệm vắc xin của mình ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi và cho biết họ có kế hoạch chuyển sang các nhóm trẻ hơn; sản phẩm đã được phép sử dụng cho những người từ 16 tuổi trở lên tại Mỹ.
Theo số liệu của CDC công bố ngày 16/3, đã có gần 143 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 được phân phối trong đó gần 111 triệu liều vắc-xin đã được sử dụng. Tuần qua, trung bình mỗi ngày tiêm được 2,4 triệu liều vắc-xin. 22% dân số (khoảng 72 triệu người) đã tiêm ít nhất một liều vắc-xin, 12% dân số (khoảng 39 triệu người) đã tiêm đầy đủ cả 2 liều vắc xin.
Tính đến ngày 16/3, đã có 5,200,395 triệu người dân Israel (55% dân số) được tiêm chủng ít nhất một mũi vắc-xin, 4,291,116 triệu được tiêm đủ hai mũi, dự kiến Israel sẽ tiêm chủng toàn bộ những người trên 16 tuổi trước cuối tháng 4. Israel tuyên bố đến nay đã chi 2,6 tỷ NIS (788 triệu USD) cho vắc-xin và dự kiến sẽ chi một khoản tương tự cho những liều vắc-xin trong tương lai cho nhiều nhà sản xuất vắc-xin khác nhau. Israel đã mua khoảng 15 triệu liều vắc-xin Pfizer-BioNTech, các thông tin được công bố trước đó cho rằng Israel trả 23,5 USD cho mỗi liều Pfizer./.
Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo
[1] Pakistan, Indonesia, Israel, Germany, Italy, Turkey, Spain, Switzerland, Belgium, Norway, Denmark, Finland, Belarus, Sri Lanka, Philippines, Thailand, Nepal, South Korea, Japan, Afghanistan, Lào, Kuwait, Rwanda, Algeria, Gabon và Liên bang Micronesia