Truy cập nội dung luôn

Nghiệp vụ ngoại giao Nghiệp vụ ngoại giao

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 trên toàn thế giới đến ngày 22/3/2021

Đến sáng 22/3, thế giới có gần 124 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 2,7 triệu ca tử vong.

Ngày 20/3, Trung Quốc đại lục có thêm 12 ca nhiễm Covid-19 mới, đều là các ca nhập cảnh, nâng tổng số ca nhiễm lên 90.099 ca. Việc Trung Quốc đẩy mạnh tốc độ quảng bá vắc-xin trong phạm vi toàn cầu đã tạo ra lo lắng của một số chuyên gia y tế cộng đồng. Họ cho rằng, kết quả thí nghiệm lâm sàng của Chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc không đủ minh bạch. Theo số liệu sơ bộ của Cơ quan giám sát y dược Trung Quốc và nghiên cứu viên toàn cầu hỗ trợ triển khai thí nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc thì tính hiệu quả của vắc-xin do doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu sản xuất không bằng nhiều loại vắc-xin của Phương Tây.

Sau 01 năm cấm đại đa số công dân nước ngoài nhập cảnh, Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch nới lỏng hạn chế đối với du khách nước ngoài đã tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của Trung Quốc. Trung Quốc mong muốn việc phát hành "Hộ chiếu vắc-xin" trong thời gian tới sẽ phát huy vai trò chủ đạo đối với ngành du lịch, một trong những nguyên nhân đó là việc mở cửa và tiện lợi hóa thương mại, du lịch sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế. Đây cũng là cơ hội để Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy quảng bá vắc-xin do Trung Quốc sản xuất. Việc Trung Quốc đẩy mạnh tốc độ quảng bá vắc-xin trong phạm vi toàn cầu đã tạo ra lo lắng của một số chuyên gia y tế cộng đồng. Họ cho rằng, kết quả thí nghiệm lâm sàng của Chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc không đủ minh bạch. Theo số liệu sơ bộ của Cơ quan giám sát y dược Trung Quốc và nghiên cứu viên toàn cầu hỗ trợ triển khai thí nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc thì tính hiệu quả của vắc-xin do doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu sản xuất không bằng nhiều loại vắc-xin của Phương Tây. Cho dù bên ngoài lo ngại đối với vắc-xin của Trung Quốc, nhưng mức độ chấp nhận vắc-xin Trung Quốc lại không ngừng gia tăng. Theo báo chí chính thống Trung Quốc, toàn cầu đã có hơn 60 quốc gia phê chuẩn việc sử dụng vắc-xin Trung Quốc.

Trong khi các quốc gia tranh giành để bảo đảm nguồn vắc-xin Covid-19, những biểu hiện xấu xí như "chạy đua vắc-xin" và "chủ nghĩa dân tộc vắc-xin" đã đi vào từ vựng toàn cầu. Tuy nhiên, vào thời điểm hợp tác toàn cầu trong việc chia sẻ vắc-xin còn ít và các kế hoạch phân phối vắc-xin của Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa thành công, Ấn Độ đã có một hướng đi khác, lặng lẽ theo đuổi "ngoại giao vắc-xin". Chiến dịch "Vắc xin Maitri" (Tình bạn với vắc-xin) đã chuyển hàng triệu liều vắc-xin Covishield do Ấn Độ phát triển, vắc-xin sản xuất theo giấy phép của Oxford-AstraZeneca, đến khoảng 60 quốc gia. Tất nhiên, chính sách ngoại giao vắc-xin của Ấn Độ không hoàn toàn mang tính vị tha. Ấn Độ có thể tận dụng các kỹ năng khoa học và y tế để nâng cao vị thế địa chính trị của mình. Vào thời điểm mà hầu hết các nước giàu hơn bị chỉ trích vì tích trữ vắc-xin, Ấn Độ nổi bật vì đã cung cấp 33 triệu liều đến các nước nghèo hơn, và nhiều triệu nữa đang tiếp tục được cung cấp.

Ngoài ra còn có một ẩn ý chưa được nói ra: sự cạnh tranh với Trung Quốc. Ấn Độ không chỉ làm lu mờ Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp vắc-xin giá rẻ và dễ tiếp cận cho Phương Nam (Global South); nhanh hơn và hiệu quả hơn. Ví dụ, Trung Quốc đã công bố cung cấp 300.000 liều cho Myanmar nhưng vẫn chưa giao được liều nào, trong khi Ấn Độ nhanh chóng cung cấp 1,7 triệu. Tương tự, vắc-xin của Ấn Độ đã đánh bại Trung Quốc ở Campuchia và Afghanistan. Khi một cuộc khủng hoảng tín nhiệm vắc-xin của Trung Quốc ở Brazil, nước bị đại dịch hoành hành, với các cuộc thăm dò cho thấy 50% người Brazil được khảo sát không muốn dùng vắc-xin Sinovac của Trung Quốc, Tổng thống Jair Bolsonaro đã chuyển ngay sang Ấn Độ. Trên tweet cảm ơn của mình, Tổng thống Bolsonaro đã minh họa lòng cảm kích của mình bằng một hình ảnh từ sử thi Ramayana của Ấn Độ, mô tả Lãnh Chúa Hanuman mang theo cả một ngọn núi để chuyển loại thảo mộc Sanjeevani booti cứu sống người cho Lanka. Các loại vắc-xin của Ấn Độ thậm chí còn được đưa đến các nước giàu có hơn. Anh đã đặt SII 10 triệu liều. Thủ tướng Canada Justin Trudeau, đã hơn một lần gọi điện để kích người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi, yêu cầu 2 triệu liều vắc-xin; với nửa triệu liều đầu tiên đã được giao trong vài ngày. Ông Trudeau tuyên bố một cách đầy thuyết phục rằng chiến thắng của thế giới trước Covid-19 là "nhờ năng lực dược phẩm to lớn của Ấn Độ và sự lãnh đạo của Thủ tướng Modi trong việc chia sẻ năng lực này với thế giới".

Ấn Độ đang sử dụng năng lực của đất nước trong lĩnh vực này một cách tinh vi để quảng bá một giải pháp thay thế cho sự thống trị địa chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc giữ bí mật trong việc công bố dữ liệu về vắc-xin của mình, dẫn đến những tranh cãi về hiệu quả của chúng, Ấn Độ đã tổ chức cho các Đại sứ nước ngoài đến thăm các nhà máy dược phẩm ở Pune và Hyderabad.

Ngày 19/3, một ngày sau khi Cơ quan Dược phẩm Châu Âu kết luận vắc-xin của hãng Anh - Thụy Điển "an toàn và hiệu quả", nhiều nước Châu Âu, nhất là Pháp, Đức, Italia, Bulgaria và Slovénia bắt đầu cho phép sử dụng trở lại vắc-xin AstraZeneca để tiêm ngừa Covid-19. Một số nước Châu Âu khác sẽ tái khởi động chương trình tiêm ngừa với vắc-xin AstraZeneca trong tuần tới, trong đó có Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan.

Có dư luận cho rằng tranh cãi về vắc-xin AstraZeneca ở EU là hậu quả của Brexit. Sau ly hôn hay đến màn "khẩu chiến", thậm chí "trả đũa" nhau và dường như cuộc "ly hôn" giữa Anh và Liên minh Châu Âu (EU) cũng không phải là ngoại lệ. Vụ lùm xùm xung quanh việc 13 quốc gia, đa phần thuộc EU, quyết định ngưng tiêm vắc-xin Oxford AstraZeneca phải chăng phần nào hé lộ những bất đồng hậu Brexit?

AFP đưa tin, cuộc tranh cãi về cung cấp vắc-xin ngày càng căng thẳng. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đe dọa ngừng xuất khẩu vắc-xin của AstraZeneca, trừ khi EU nhận được nguồn cung cấp trước. Còn theo AstraZeneca, sự chậm trễ là do các vấn đề với các cơ sở sản xuất vắc-xin ở EU, trong khi công ty đã có thể cung cấp cho Anh.

Phản ứng lại phát biểu của bày Von der Leyen, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven cảnh báo về một cuộc chiến thương mại đối với EU trước nguy cơ một lệnh cấm xuất khẩu vắc-xin để buộc các nhà sản xuất phải thực hiện thỏa thuận của họ, nhưng cho rằng, việc hạn chế xuất khẩu là có thể biện minh. Sky News đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói rằng, sẽ là "phản tác dụng" nếu EU áp đặt cấm chuyển số lượng vắc-xin tới Anh. Một biện pháp như vậy không chỉ khiến công dân EU có ít đi cơ hội tham gia vào chương trình vắc-xin thích hợp, mà còn gây tổn hại đến uy tín của EU ở các nước khác trên thế giới.

Tại Nga, nhiều người Nga từ khắp Châu Âu đang trở về quê hương, xếp hàng dài để được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Tại Moscow, hiện có tới 16 điểm tiêm chủng tạm thời nằm ngoài hệ thống trung tâm y tế (như tại GUM), thường mở cửa cho khách tiêm chủng từ 10 giờ sáng đến 8 giờ tối. Bất kỳ ai muốn tiêm chủng, điền vào bảng câu hỏi về tình trạng sức khỏe và nói chuyện với bác sĩ; sau đó, sẽ được tiêm và sẽ được nhận chứng chỉ.

Trong khi đó, tại Châu Âu, một số công ty Thụy Điển quan tâm tới việc sản xuất vắc-xin Sputnik V tại các nhà máy ở Châu Âu. Giáo sư Ali Mirazimi, một nhà nghiên cứu vắc-xin tại Viện Y học Karolinska cho biết, việc sản xuất vắc-xin Sputnik V trong EU sẽ có một số lợi thế. Với các nhà máy sản xuất Sputnik V ở Châu Âu, quy trình này sẽ tốt hơn và diễn ra nhanh hơn, vì sẽ dễ dàng hơn để đảm bảo chất lượng.

Hãng tin Reuters đưa tin, Bộ trưởng Bộ Y Đức Jens Spahn trong cuộc họp báo thường kỳ tại Berlin cho biết, trừ khi EU đảm bảo việc phân phối vắc-xin, nếu không Đức cũng đã sẵn sàng mua Sputnik V của Nga, dù chưa được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) phê duyệt. Đức đang liên hệ chặt chẽ với Nga về vấn đề này và Đức có thể nhanh chóng ký một hợp đồng. Ông cho rằng, sẽ là điều tích cực khi Đức đi theo con đường riêng của mình.

Tại Mỹ, Chính quyền Biden hoàn thành mục tiêu 100 triệu liều sớm hơn 42 ngày trước thời hạn tự đặt ra của ông Biden. Tổng thống nói ông sẽ thông báo mục tiêu mới cho những ngày còn lại của 100 ngày đầu tiên của ông vào tuần sau, và hối thúc người Mỹ tiếp tục duy trì các biện pháp ngăn chặn virus lây lan, dù đất nước đăng tăng cường chiến dịch chủng ngừa. Trong khi đó, có thêm nhiều người Mỹ nói họ hài lòng với cách mà chính quyền đang lèo lái đất nước. Theo một cuộc khảo sát ý kiến của Reuters/Ipsos, 59% người trưởng thành ở Mỹ bày tỏ sự ủng hộ đối với cách thức điều hành tổng quát của ông Biden, trong khi 35% không ủng hộ và 6% nói họ không chắc./.

Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo


Tin liên quan
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19    17/06/2022
Tổng hợp kết quả chuyến thăm Châu Á của bà Wendy Sherman - Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ    17/06/2022
Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022    17/06/2022
Ngành chế biến – chế tạo Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc    17/06/2022
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất    17/06/2022
Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Mumbai đến Việt Nam    17/06/2022
Việt Nam có phải là mối lo về thị phần sản xuất đối với Trung Quốc?    17/06/2022
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ    17/06/2022
Nhiều công ty Châu Âu chọn Việt Nam hơn Trung Quốc    17/06/2022
Ủy hội sông Mê Công công bố công nghệ giám sát chất lượng nước sông Mê Công và sự di cư của cá    17/06/2022

Liên kết Liên kết