Truy cập nội dung luôn

Nghiệp vụ ngoại giao Nghiệp vụ ngoại giao

Ngành chế biến – chế tạo Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc

 

Báo chí Trung Quốc có bài viết đánh giá của doanh nghiệp Trung Quốc đối với cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, từ đầu năm tới nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong 5 tháng đầu năm 2022 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây với sự bùng nổ của các dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng.

Theo bài viết, Việt Nam có ưu thế về nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý và các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, điển hình như: (i) Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động dồi dào với mức lương của lao động phổ thông ngành chế tạo ở khoảng 1.500 – 2.900 NDT/tháng, trong khi đó mức lương của nhân sự bậc trung người Việt Nam khoảng 3.000 – 5.000 NDT/tháng; (ii) Việt Nam nằm ở vị trí đầu mối trung tâm của khu vực, có thể kết nối với các nước Đông Nam Á và các cảng lớn trên thế giới bằng đường bộ, đường sông và đường biển. TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam vừa ở vị trí đầu mối quan trọng vừa đóng vai trò là động lực kinh tế mạnh mẽ của đất nước; (iii) Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách ưu đãi giá cả về thuế đất, điện, nước… để thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, khi đầu tư nhà máy sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp còn có thể nhận được chứng nhận hàng hoá xuất xứ Việt Nam. Những năm gần đây, Việt Nam đã ký rất nhiều hiệp định thương mại tự do với các thị trường lớn như ASEAN, EU và Châu Mỹ và được hưởng các ưu đãi về thuế quan. Nhờ đó, các nhà máy Trung Quốc đặt tại Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới với mức chi phí cung ứng tương đối thấp, đây chính là một lợi thế để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bài viết cho biết, qua nhiều năm phát triển, hiện nay Việt Nam đã hình thành Khu công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh làm trung tâm cùng một số tỉnh lân cận. Khu vực này tập trung một số lượng lớn các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc, đặc biệt đã thu hút các doanh nghiệp chế tạo tới đầu tư. Một số khâu sản xuất đặc biệt của ngành linh kiện điện tử cũng được sản xuất trước tại Trung Quốc, sau đó xuất sang các nhà máy tại Việt Nam để tiếp tục lắp ráp. Do nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa Trung Quốc là rất lớn, nên phần lớn các đơn đặt hàng sản phẩm nước ngoài do nhà máy có vốn Trung Quốc sản xuất lại được bán trở lại Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhờ thế mạnh về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc, nên việc nâng cấp thiết bị của các nhà máy chế tạo đặt tại Việt Nam cũng được hưởng lợi theo.

Bài viết đánh giá, sự phát triển thương mại tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á hiện nay đang bị hạn chế bởi những điểm yếu cốt lõi như chênh lệch về phát triển kinh tế, trình độ của lao động, nền tảng đầu tư cho công nghệ và nghiên cứu phát triển (R&D), cơ sở hạ tầng lạc hậu… Do đó, Trung Quốc vẫn nắm trong tay "con bài chủ chốt" trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mặc dù một số doanh nghiệp nước ngoài đã chuyển một phần sản xuất ra ngoài Trung Quốc nhưng nhìn chung không ảnh hưởng đến ngành chế tạo của và vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Vishrut Rana, chuyên gia của công ty tài chính S&P Global Ratings tại Singapore cho biết, hiện tại rất khó để tìm được địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc mà tương xứng với quy mô và phạm vi chuỗi cung ứng của nước này, chỉ có một phần trong chuỗi cung ứng của những sản phẩm rất cụ thể như chất bán dẫn hoặc phụ tùng xe điện mới có thể chuyển được sang Việt Nam, Malaysia hoặc các nước khác./.

 

Sở Ngoại vụ tổng hợp từ các báo


Tin liên quan
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19    17/06/2022
Tổng hợp kết quả chuyến thăm Châu Á của bà Wendy Sherman - Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ    17/06/2022
Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022    17/06/2022
Ngành chế biến – chế tạo Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc    17/06/2022
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất    17/06/2022
Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Mumbai đến Việt Nam    17/06/2022
Việt Nam có phải là mối lo về thị phần sản xuất đối với Trung Quốc?    17/06/2022
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ    17/06/2022
Nhiều công ty Châu Âu chọn Việt Nam hơn Trung Quốc    17/06/2022
Ủy hội sông Mê Công công bố công nghệ giám sát chất lượng nước sông Mê Công và sự di cư của cá    17/06/2022

Liên kết Liên kết