Truy cập nội dung luôn

Nghiệp vụ ngoại giao Nghiệp vụ ngoại giao

Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ

Theo Tuần báo Kinh tế Trung Quốc, GDP Việt Nam trong Quý I/2022 đạt 92,17 tỷ USD, tăng trưởng 5,03% so với cùng kỳ, cao hơn mức 4,8% của Trung Quốc, 3,4% của Singapore và 3,1% của Hàn Quốc. Việc này có lợi cho tăng trưởng của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, ưu thế của Việt Nam sẽ duy trì được bao lâu khi giá thành lao động ngày càng tăng cao.

Trước năm 2010, có đó 90% giày Nike và Adidas được sản xuất tại Trung Quốc, nhưng từ năm 2010 đến nay, mặc dù Trung Quốc vẫn là nước sản xuất các sản phẩm thể thao lớn nhất thế giới, nhưng có đến 1/3 sản phẩm của Nike có xuất xứ từ Việt Nam, đặc biệt các sản phẩm giày của Nike đã bị phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Việt Nam, trên 50% năng lực sản xuất giày của Nike là ở Việt Nam. Bên cạnh đó, có đến 40% sản phẩm giày của Adidas được sản xuất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài đều sẽ lựa chọn các khu vực có giá thành lao động thấp, thiết bị đồng bộ như các nhà máy gia công tại Việt Nam, Ấn Độ. Đối với các mặt hàng cần nhiều sức lao động như quần áo, giày dép, dệt may, Việt Nam có ưu thế tương đối nổi bật tại Đông Á. Đầu tiên là giá nhân công rẻ, chỉ bằng 1/2 so với giá nhân công tại khu vực Quảng Đông, lương công nhân chưa đến 3.000 Nhân dân tệ/ tháng (khoảng 450 USD), trong khi tại khu vực miền Đông và Quảng Đông ở phía Nam Trung Quốc, giá nhân công đều khoảng 5.000 Nhân dân tệ (750 USD); thứ hai là việc thoái thuế xuất khẩu của Việt Nam rất thuận lợi, thuế suất ngang với Trung Quốc.

Tham khảo kinh nghiệm từ cải cách mở cửa của Trung Quốc, đa số các khu công nghiệp của Việt Nam đều có chính sách thuế ưu đãi với doanh nghiệp nước ngoài "miễn thuế 5 năm, giảm nửa 2 năm". Theo một quản lý công xưởng người Trung Quốc tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp giày dép dệt may tại Việt Nam là của Đài Loan, văn hóa và quan điểm về quản lý khá giống với Trung Quốc, đặc biệt là sản xuất Việt Nam đang tham khảo kinh nghiệm sản xuất của Trung Quốc trước đây, nhiều người Trung Quốc tại Việt Nam đều có vị trí quản lý hoặc là chuyên gia kỹ thuật.

Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu vào Việt Nam. Trải qua mấy chục năm kinh doanh, rất nhiều nhân lực quản lý cơ sở của Trung Quốc đã góp phần phát triển ngành sản xuất của Việt Nam. Nhiều công nhân tại bản địa khi chưa có năng lực, trình độ sản xuất, cán bộ Trung Quốc đã đào tạo và hướng dẫn, hỗ trợ công nhân, mở rộng quy mô, thúc đẩy phát triển.

Hiện vấn đề của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là khó khăn trong tuyển dụng lao động. Mặc dù báo chí đưa tin lao động Việt Nam rẻ, sức lao động trẻ khỏe dồi dào, nhưng trên thực tế, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên rất khó tuyển được nhân công. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải đóng cửa trong thời gian dịch bệnh. Mặt khác mức lương cơ bản của lao động Việt Nam tăng liên tục những năm gần đây, khiến giá thành lao động của Việt Nam ngày càng cao.

Chuỗi sản xuất quốc tế phân thành 4 giai đoạn, giai đoạn 1 là khi không vào được chuỗi sản xuất, giai đoạn 2 là đã vào được chuỗi sản xuất ở trình độ thấp, giai đoạn 3 là vào được chuỗi sản xuất ở trình độ cao, giai đoạn 4 là nắm quyền chủ đạo về chuỗi sản xuất. Trung Quốc đang ở giai đoạn 3 và hướng đến giai đoạn 4. Việt Nam hiện vừa vào được chuỗi sản xuất, đang ở giai đoạn 2, vẫn là giai đoạn ở chuỗi sản xuất ở trình độ thấp. Với việc giá nhà đất và giá thành lao động ngày càng tăng cao, các ưu thế của Việt Nam sẽ ngày càng thấp đi./.

 

Sở Ngoại vụ tổng hợp từ các báo


Tin liên quan
QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI TIỀN GIANG?    10/11/2022
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19    17/06/2022
Tổng hợp kết quả chuyến thăm Châu Á của bà Wendy Sherman - Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ    17/06/2022
Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022    17/06/2022
Ngành chế biến – chế tạo Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc    17/06/2022
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất    17/06/2022
Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Mumbai đến Việt Nam    17/06/2022
Việt Nam có phải là mối lo về thị phần sản xuất đối với Trung Quốc?    17/06/2022
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ    17/06/2022
Nhiều công ty Châu Âu chọn Việt Nam hơn Trung Quốc    17/06/2022

Liên kết Liên kết