Truy cập nội dung luôn

Nghiệp vụ ngoại giao Nghiệp vụ ngoại giao

Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19

Mới đây, Nikkei Asia công bố Bảng Chỉ số Phục hồi từ Covid-19, theo đó Việt Nam đạt thành tích tốt nhất, lọt vào nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch (tăng 48 bậc lên vị trí thứ 14/121). Chỉ số được đánh giá qua những thành tích đạt được của các nước trong việc đối phó và quản lý sự lây nhiễm, triển khai tiêm phòng vaccine và mức độ hạn chế di chuyển xã hội. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hủy bỏ tất cả các yêu cầu về xét nghiệm, tiêm chủng và kiểm dịch cho du khách nước ngoài khi tới Việt Nam. 

Với hơn 80% người dân được tiêm chủng đầy đủ và 60% được tiêm mũi tăng cường, Việt Nam ghi được 27/30 điểm về khả năng tiêm chủng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong số các loại vaccine ở Việt Nam tính đến ngày 8/5, gần 50% là vaccine theo công nghệ mRNA do Pfizer và Moderna sản xuất, 28% là vaccine của AstraZenca, 23% là của Trung Quốc. Mỹ là nước cung cấp vaccine lớn nhất cho Việt Nam, khoảng 40 triệu liều, Bộ Y tế Việt Nam cho biết đã có đủ vaccine để tiêm mũi thứ 3 và thứ 4 cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Việc lọt vào nhóm 15 nước có chỉ số phục hồi hàng đầu là thành tích cao nhất mà Việt Nam đạt được trên bảng chỉ số được đưa ra hàng tháng của Nikkei. Tháng 5/2022, báo Finanzmarktwelt của Đức cũng ca ngợi sự phục hồi nhanh chóng của Việt Nam với việc xuất khẩu các sản phẩm điện tử, đặc biệt là điện thoại di động, hàng dệt may và các sản phẩm từ gỗ. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài lên kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng của họ sang Việt Nam. Mới nhất là công ty Apple yêu cầu các nhà cung cấp chuyển sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2022. 

Trong một diễn biến khác, trang mạng Bộ Thương mại Trung Quốc dẫn nguồn báo chí Việt Nam đưa tin, cho dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng trong thời gian năm 2020-2021, với tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu và đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, GDP của Việt Nam vẫn thực hiện tăng trưởng dương. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Trần Quốc Phương cho rằng, tuy tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, nhưng về tổng thể, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, một số tổ chức quốc tế giữ thái độ lạc quan đối với triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đạt 6.5%, năm 2023 đạt 6.7%. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) điều chỉnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3.6%, nhưng tin tưởng kế hoạch khôi phục phát triển kinh tế xã hội Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh kinh tế.

Trưởng đại diện Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam Francois Painchaud cho rằng, Việt Nam duy trì thành công sự ổn định tài chính, cân bằng đối ngoại. Chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ làm giảm thiểu ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặt biệt là Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam được thực hiện một cách xác đáng và kịp thời, đã thúc đẩy khôi phục tăng trưởng tổng thể của Việt Nam; dự đoán, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mục tiêu 6% vào năm 2022 và 7.2% vào năm 2023./.

Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo


Tin liên quan
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19    17/06/2022
Tổng hợp kết quả chuyến thăm Châu Á của bà Wendy Sherman - Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ    17/06/2022
Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022    17/06/2022
Ngành chế biến – chế tạo Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc    17/06/2022
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất    17/06/2022
Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Mumbai đến Việt Nam    17/06/2022
Việt Nam có phải là mối lo về thị phần sản xuất đối với Trung Quốc?    17/06/2022
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ    17/06/2022
Nhiều công ty Châu Âu chọn Việt Nam hơn Trung Quốc    17/06/2022
Ủy hội sông Mê Công công bố công nghệ giám sát chất lượng nước sông Mê Công và sự di cư của cá    17/06/2022

Liên kết Liên kết