
























Nghiệp vụ ngoại giao
World Bank công bố dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2021
Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới công bố thông tin nói rằng Việt Nam "ghi nhận thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020 do xuất khẩu giảm nhẹ và nhập khẩu vẫn tăng". Theo đó, trong tháng 2/2021, xuất khẩu hàng hóa giảm 4,2% trong khi nhập khẩu tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, tổ chức này đánh giá thêm rằng "hiện còn quá sớm để kết luận liệu điều này có thể hiện một xu hướng mới trong cán cân thương mại hàng hóa hay không".
World Bank cho rằng sự phục hồi kinh tế của Việt Nam "đang đi đúng hướng khi sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng dương trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ ba"; cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam "cần đặc biệt chú ý" đến việc triển khai tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 "vì hoạt động này sẽ tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam" đồng thời đánh giá nền kinh tế "sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8%" cho cả năm 2020 và "6,8% trong năm 2021", nếu tình hình thế giới từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020.
Trong một diễn biến khác, số lượng áo thun của Việt Nam được bán ở Mỹ hoặc Liên minh Châu Âu (EU) đã vượt qua Bangladesh, nhưng vẫn giữ được giá xuất khẩu cao gấp hai lần.
Sản xuất sản phẩm may mặc tại công ty TNHH may Hưng Long (thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên). (Ảnh: TTXVN)
Trong một nghiên cứu của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) vào tháng trước về thị trường EU năm 2020, Việt Nam đã thu về 2.157,90 USD cho mỗi 100 kg áo thun, trong khi Bangladesh chỉ thu về 1.091,50 USD. Hồi 2019, giá trị lần lượt là 2.099,70 USD và 1.097,50 USD. Tương tự ở Mỹ, một điểm đến xuất khẩu lớn khác của cả hai quốc gia.
Nguyên nhân dễ thấy nhất là chất lượng vải Việt Nam về cơ bản tốt hơn đáng kể và một bộ phận người dân có sở thích sử dụng các sản phẩm cao cấp. Việt Nam cũng có nhiều thương hiệu và nhà bán lẻ sản phẩm cao cấp hơn. Một nguyên nhân khác là do hình ảnh đất nước tốt đẹp hơn, xếp hạng cao hơn trong chỉ số kinh doanh dễ dàng của Ngân hàng Thế giới và xu hướng tuân thủ luật pháp, nhân quyền và bảo vệ môi trường. Các cơ sở sản xuất trong nước tập trung vào thị trường cao cấp, mặc dù với quy mô hạn chế./.
Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo