Truy cập nội dung luôn

Người VN ở nước ngoài Người VN ở nước ngoài

Danh sách tin - Danh mục tạm thời không có.

Người VN ở nước ngoài Người VN ở nước ngoài

Việt Nam trong top 10 nước nhận kiều hối cao nhất thế giới

Theo các số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố, người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài gửi về Việt Nam 15,7 tỉ USD, đưa Việt Nam lên hạng 9 trong danh sách các nước có lượng kiều hối cao nhất thế giới trong năm 2020. Trang mạng của Global Data Point còn cho biết là bất chấp đại dịch Covid-19 buộc nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải tạm ngưng hoạt động, tác động tới thu nhập của công nhân viên người Việt, nhưng số tiền họ dành dụm gửi về nước chỉ giảm 5%, so với năm 2019. Nguồn tin này dẫn nhận xét các giới chức ngân hàng nói rằng có một xu hướng đáng chú ý là trong khi trước đây người Việt ở hải ngoại gửi tiền về nước để giúp đỡ gia đình, thì trong những năm gần đây, họ có khuynh hướng gửi tiền về để đầu tư và làm ăn ở Việt Nam. Theo các số liệu của Ngân hàng Thế giới cho năm 2020, các nước nhận được lượng kiều hối cao nhất còn gồm có Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, và Philippines. Dẫn đầu các nước cung cấp kiều hối gửi về Việt Nam nhiều nhất vẫn là Mỹ, tiếp theo là Các Tiểu Vương quốc Ả-ập Thống nhất và Ả-rập Xê-út.

Đây là lần thứ 5 Việt Nam lọt vào top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Nguồn: tapchitaichinh.vn

Trong một diễn biến khác, Intel đầu tư thêm gần 500 triệu USD vào Việt Nam. Mạng báo Nikkei của Nhật ngày 27/1 cho biết Tập đoàn Intel của Mỹ vừa quyết định rót thêm 475 triệu USD vào cơ sở ở Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh để tập trung phát triển các công nghệ phức tạp như 5G, chip 5 nanomet và khoản đầu tư này được nói nhằm mục đích biến Việt Nam thành địa điểm sản xuất chip lớn nhất thế giới. Trong một tuyên bố chính thức, ông Kim Huat Ooi, Tổng Giám đốc Intel Việt Nam (IPV), cho biết tính đến cuối năm 2020, công ty đã xuất xưởng hơn 2 tỉ sản phẩm bán cho các khách hàng trên thế giới. Vẫn trong ngày 27/1, Nikkei cũng cho biết hãng Apple đang dịch chuyển cơ sở sản xuất iPhone, iPad, máy tính Mac và các sản phẩm khác ra ngoài Trung Quốc. Cụ thể, các nguồn tin cho biết việc sản xuất iPad sẽ bắt đầu tại Việt Nam sớm nhất vào giữa năm 2021, đánh dấu lần đầu tiên nhà sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới sản xuất một số lượng đáng kể thiết bị bên ngoài Trung Quốc. Ngoài ra, Apple đang vận động các nhà cung cấp mở rộng năng lực sản xuất cho HomePod mini mới nhất, phiên bản giá cả phải chăng của dòng loa thông minh kích hoạt bằng giọng nói tại Việt Nam. Máy được sản xuất tại đây từ khi được giới thiệu vào năm ngoái.

Dẫn nguồn tin từ Ấn Độ ngày 27/1/2021, theo Fitch Solutions, dược phẩm nội địa của Việt Nam hiện chỉ có thể đáp ứng 53% nhu cầu trong nước và có nhu cầu nhập khẩu thuốc và kêu gọi đầu tư sản xuất thuốc cao. Việt Nam ưu tiên kêu gọi các công ty dược phẩm Ấn Độ sản xuất tại Việt Nam thay vì nhập khẩu để thu hút vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Ấn Độ là nhà cung cấp dược phẩm lớn thứ ba của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 198 triệu USD trong chín tháng đầu năm 2020. Ngoài thuốc thành phẩm, Ấn Độ còn cung cấp dược liệu thô và dược liệu gốc cho thị trường Việt Nam. Các loại thuốc và nguyên liệu nhập khẩu từ Ấn Độ có giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người Việt Nam, đặc biệt là người dân sống ở vùng sâu, vùng xa.

Thị trường thuốc generic của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới nhờ sự khuyến khích của chính phủ đối với ngành công nghiệp thuốc generic trong nước cũng như việc mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thuốc generic cũng bắt đầu được chú ý trong đấu thầu thuốc. Thuốc generic sẽ tiếp tục chiếm phần lớn doanh số thuốc kê đơn với giá trị ước tính khoảng 2,9 tỷ USD vào năm 2020. Con số này được kỳ vọng tăng lên 6,7 tỷ USD vào năm 2030.

Sản xuất nội địa trong lĩnh vực thuốc sáng chế/thuốc gốc sẽ vẫn vững chắc do khả năng phát triển đổi mới thuốc còn hạn chế vì thiếu hụt chuyên môn khoa học, và đặc biệt là do nhu cầu về thuốc gốc nói chung cao hơn đáng kể tại thị trường trong nước. Ngoài ra, dù sự phát triển của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam làm tăng khả năng tiếp cận thuốc chất lượng cao, mức chi trả của bệnh nhân vẫn thấp nên cơ hội cho các nhà sản xuất thuốc sáng chế sẽ bị hạn chế nghiêm trọng./.

 

Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo

 


Tin liên quan
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19    17/06/2022
Tổng hợp kết quả chuyến thăm Châu Á của bà Wendy Sherman - Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ    17/06/2022
Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022    17/06/2022
Ngành chế biến – chế tạo Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc    17/06/2022
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất    17/06/2022
Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Mumbai đến Việt Nam    17/06/2022
Việt Nam có phải là mối lo về thị phần sản xuất đối với Trung Quốc?    17/06/2022
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ    17/06/2022
Nhiều công ty Châu Âu chọn Việt Nam hơn Trung Quốc    17/06/2022
Ủy hội sông Mê Công công bố công nghệ giám sát chất lượng nước sông Mê Công và sự di cư của cá    17/06/2022

Liên kết Liên kết

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

  Đang truy cập : 45
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 786362