Truy cập nội dung luôn

Thông tin chỉ đạo điều hành Thông tin chỉ đạo điều hành

Phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 cho các huyện, thị xã, thành phố Mỹ Tho
Phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 cho các huyện, thị xã, thành phố Mỹ Tho - 18/09/2022 (số lượt xem: 67)

Ngày 13/9/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 2543/QĐ-UBND về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 cho các huyện, thị xã, thành phố Mỹ Tho...

Ngày 01/8/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch Tổ chức thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030”....
Ngày 19/7/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1981/QĐ-UBND về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tiền giang...
Ngày 18/7/2022, Sở Y tế có Công văn số 4238/SYT-VP về việc điều chỉnh một số nội dung tại Công văn giới thiệu một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống dịch COVI...
Ngày 19/7/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1982/QĐ-UBND về việc Quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang...
Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 - 15/07/2022 (số lượt xem: 69)

Ngày 13/7/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch số 234/KH-UBND về phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030....

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang giao: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông t...
Xem thêm >>

Thông tin chỉ đạo điều hành Thông tin chỉ đạo điều hành

Quan điểm của các nước tại Hội nghị APEC năm 2020

Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 20/11 với chủ đề: "Tối ưu hóa tiềm năng con người hướng tới tương lai vì sự thịnh vượng chung". Tại Hội nghị APEC lần này, các nhà Lãnh đạo cũng dự kiến ​​sẽ thông qua Tầm nhìn APEC sau 2020 để thay thế Mục tiêu Bogor và sẽ trở thành điểm tham chiếu chính cho khu vực trong những năm tới. Tầm nhìn APEC sau 2020 cũng sẽ thể hiện vai trò trung tâm của APEC trong tăng trưởng bền vững và bao trùm với mục tiêu đạt được Khu vực Thương mại Tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 tại đầu cầu Hà Nội (Nguồn: http://baochinhphu.vn/).

Một trong những sáng kiến ​​hàng đầu của APEC, Mục tiêu Bogor, được công bố vào năm 1994 để đặt ra mục tiêu dài hạn về thương mại và đầu tư tự do, cởi mở tại Châu Á – Thái Bình Dương, thời hạn đến năm 2020. Các quan chức và chuyên gia hy vọng các nhà lãnh đạo APEC sẽ đưa ra một thông điệp rõ ràng về cam kết đa phương hóa và hợp tác quốc tế, vốn được chứng minh là cần thiết để chống lại đại dịch và phục hồi kinh tế bền vững.

Herizal Hazri, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS) Malaysia, chỉ ra rằng đã đến lúc APEC cần chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp và tập trung vào phát triển bền vững và bao trùm hơn: "Đại dịch Covid-19 đã khiến chúng ta nhận ra sự cấp bách: những gì chúng ta làm bây giờ vừa phải tạo ra được tác động tức thì, vừa phải góp phần tạo dựng một nền kinh tế tương lai bền vững và linh hoạt hơn." Azmi Hassan từ Đại học Công nghệ Malaysia cho biết: "Không có gì nghi ngờ khi Trung Quốc sẽ đóng một vai trò rất nổi bật tại HNCC APEC sắp tới. Khi các nền kinh tế APEC khác còn đang suy giảm phát triển kinh tế, thì Trung Quốc thực sự đang ở vị trí trung tâm".

Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngày 19/11 thông báo Tổng thống Moon Jae-In tham dự Hội nghị vào ngày 20/11 và Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) trong hai ngày 21-22/11. Theo Phủ Tổng thống APEC là cơ chế hợp tác khu vực lớn nhất thế giới, sẽ trở thành cơ hội quan trọng để thúc đẩy hợp tác khắc phục cuộc khủng hoảng Covid-19. Chính phủ Hàn Quốc sẽ nỗ lực phát triển hội nghị APEC thành nơi Hàn Quốc thảo luận về kinh nghiệm xúc tiến Chính sách kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc với các nước Châu Á-Thái Bình Dương.

Về phía Trung Quốc, phát biểu tại Hội nghị APEC, Chủ tịch Tập Cận Bình hoan nghênh việc ký kết Hiệp định RCEP tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37; tuyên bố sẽ cân nhắc tham gia vào CPTPP; đồng thời kêu gọi các nước APEC cần tiếp tục thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực, sớm hình thành khu thượng mại tự do Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao Trung Quốc bày tỏ lập trường về việc tham gia vào CPTPP. Giới quan sát cho rằng, nếu Trung Quốc gia nhập CPTPP sẽ khiến nước này trở thành thành viên của 2 hiệp định thương mại lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong khi Mỹ không phải thành viên của bất kỳ hiệp định thương mại nào. Điều này sẽ gia tăng đáng kể vai trò của Trung Quốc trong kinh tế khu vực. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã đề cập 5 nội dung trong phát biểu trực tuyến tại Đối thoại các Tổng giám đốc doanh nghiệp APEC:  (i) Với tư duy phát triển mới, Trung Quốc sẽ cởi trói tiềm năng thị trường, tiếp tục mở cửa và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc tế, qua đó đem đến nhiều cơ hội phát triển hơn và thịnh vượng chung cho thế giới. (ii) Trung Quốc sẽ sử dụng đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ làm động lực tăng trưởng mới, theo đuổi đổi mới sáng tạo để đạt tăng trưởng chất lượng cao thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước khi mà Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển mới và các yếu tố sản xuất hỗ trợ sự phát triển của Trung Quốc đang trải qua những thay đổi sâu sắc. (iii ) Trung Quốc sẽ không làm đảo chiều hoặc đi ngược lại xu thế của lịch sử thông qua "phân tách" hoặc hình thành một nhóm nhỏ không cho các nước khác tham gia. (iv) Trung Quốc sẽ tham gia tích cực hơn vào phân công lao động quốc tế; hội nhập hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị, chuỗi cung công nghiệp toàn cầu; nhiệt thành mở rộng giao lưu và hợp tác với các nước khác; hoan nghênh hợp tác với bất kỳ khu vực, quốc gia và doanh nghiệp nào muốn hợp tác với Trung Quốc.

Cùng ngày, trong bài phát biểu khai mạc tại Đối thoại CEO APEC, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yasin nhấn mạnh nhu cầu hợp tác của các thành viên APEC nhằm hướng tới phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững sau đại dịch Covid-19, đồng thời đề xuất 3 ưu tiên để khôi phục nền kinh tế của các nước thành viên: (i) tái khẳng định cam kết đối với hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ quốc tế; (ii) thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số; (iii) tăng trưởng kinh tế toàn diện.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ nhiều nhận định về cục diện thế giới và khu vực cũng như định hướng thúc đẩy phục hồi kinh tế và ứng phó dịch bệnh thời gian tới. Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết đề cao tinh thần hợp tác, trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và trên hết là tăng cường hợp tác đa phương, cũng như cân bằng giữa hành động ngắn hạn và xử lý các thách thức trung và dài hạn trong ứng phó "đa khủng hoảng" hiện nay. Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ kinh nghiệm và thành tựu của Việt Nam nói riêng và của Cộng đồng ASEAN nói chung trong chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, kịp thời, kiểm soát đại dịch, xử lý các hệ lụy kinh tế, xã hội và từng bước phục hồi kinh tế.

Đưa ra một số đề xuất có ý nghĩa chiến lược thúc đẩy hợp tác APEC thời gian tới, Thủ tướng đề nghị APEC phối hợp hành động kiểm soát dịch Covid-19, thúc đẩy liên kết kinh tế, bảo đảm các chuỗi cung ứng để Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tầu trong tiến trình phục hồi kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh động lực mới đối với APEC chính là thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực để nâng cao các giá trị cốt lõi của APEC trong CMCN 4.0. APEC cần đi đầu đưa Châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực số, đẩy mạnh kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, khoảng cách số… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thành viên APEC để biến tầm nhìn và ước vọng được thông qua ngày hôm nay thành trái ngọt của hoà bình, ổn định và hạnh phúc của mọi người dân trong khu vực

Phát biểu tại Đối thoại CEO của Hội nghị APEC ngày 20/11, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói: "Giữa lúc chúng ta đang đối đầu với thách thức kinh tế lớn nhất trong thế hệ này, chúng ta không nên lặp lại những sai lầm của lịch sử bằng cách thu mình vào vỏ ốc chủ nghĩa bảo hộ".

Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Yoshihide Suga nhấn mạnh rằng Nhật Bản mong muốn có Khu vực Thương mại Tự do Châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc sớm hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng như dần thực thi, mở rộng CPTPP trong năm 2021, qua vai trò Nhật Bản là Chủ tịch CPTPP. Thủ tướng Suga cũng cho biết rằng có tiềm năng Trung Quốc và nước Anh cũng mong muốn gia nhập hiệp định này.

Các nhà lãnh đạo khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng bày tỏ hy vọng rằng một chính phủ Mỹ dưới thời ông Joe Biden sẽ góp mặt và ủng hộ thương mại đa phương. Trong khi đó, Chính quyền của Tổng Thống Mỹ Donald Trump bị chỉ trích là ít khi tham dự các sự kiện liên quan tới Châu Á, lần duy nhất ông dự một Hội nghị APEC - được tổ chức hàng năm, là vào năm 2017. Hội nghị Thượng đỉnh APEC năm ngoái tại Chile đã bị hủy bỏ vì những cuộc biểu tình bạo động. Ông Trump cũng vắng mặt tại hai hội nghị trực tuyến, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị các nước Đông Á./.

Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo

 


Tin liên quan
QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI TIỀN GIANG?    10/11/2022
Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia và vùng lãnh thổ phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh Covid-19    17/06/2022
Tổng hợp kết quả chuyến thăm Châu Á của bà Wendy Sherman - Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ    17/06/2022
Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022    17/06/2022
Ngành chế biến – chế tạo Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc    17/06/2022
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất    17/06/2022
Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Mumbai đến Việt Nam    17/06/2022
Việt Nam có phải là mối lo về thị phần sản xuất đối với Trung Quốc?    17/06/2022
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ    17/06/2022
Nhiều công ty Châu Âu chọn Việt Nam hơn Trung Quốc    17/06/2022

Liên kết Liên kết

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

  Đang truy cập : 45
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 786362