
























Thông tin tuyên truyền
Năm 2022 đang dần khép lại cũng là dịp để chúng ta cùng nhìn lại kết quả hoạt động đối ngoại của tỉnh Tiền Giang đã đạt được trong năm nay để có sự chuẩn bị tốt hơn cho năm sau. Trong năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang đã dần lấy lại...
Năm 2022 là năm Tiền Giang lấy lại “khí thế” trong thu hút đầu tư sau kiểm soát đại dịch. Theo báo cáo của UBND tỉnh trình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, năm 2022 ước tính tỉnh thu hút đầu tư gấp 3 lần năm 2021 và năm 2023, tỉnh đặt mục tiêu thu hút trên 29 ng...
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chiến thắng Ấp Bắc ngày 02/01/1963 trở thành điểm son chói lọi của dân tộc ta, biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉ...
Ngày 07/12/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch số 380/KH-UBND về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2022 – 2025 trên địa...
Ngày 02/12/2022, tại Phòng Hội nghị - Khách sạn Cửu Long, Số 81-83, đường 30/4, phường 1, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Cụm thi đua số 5 – khu vực miền Tây Nam bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2022 do Sở Ngoại vụ tỉnh Tiền Giang và...
Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2008-2022, tỉnh Tiền Giang có số lượng tiến sĩ tăng gần 4 lần, và số lượng thạc sỹ tăng gần 5 lần. Đây là kết quả tích cực mà tỉnh Tiền Giang đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ươ...
Chuyển đổi số được xác định vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nên được các cấp lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đặc biệt quan tâm. Tính đến nay, tỉnh Tiền Giang đã đạt được nhiều kết quả...
Vừa qua từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 11 năm 2022, tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra Lễ hội Văn hóa - Du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp lần thứ V năm 2022 với nhiều hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa, dân tộc Việt Nam; tạo nên không...
Trong tháng 11, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu có mức tăng trưởng cao so cùng kỳ năm trước. Theo số liệu tổng hợp từ các cơ quan chức năng của tỉnh, kết quả thực hiện một số lĩnh vực chủ yếu về p...
Thông tin tuyên truyền
Ủy hội sông Mê Công công bố công nghệ giám sát chất lượng nước sông Mê Công và sự di cư của cá
Ngày 7/6/2022, Ủy hội sông Mê Công (MRC) và các đối tác của mình đã giới thiệu hai công nghệ mới để đo lường xem một dự án thủy điện lớn có gây tác động đáng kể đến chất lượng nước, dòng chảy hoặc lượng cá của dòng sông hay không, được thực hiện thử nghiệm tại đập Don Sahong, cách biên giới Lào-Campuchia chưa đầy hai km về phía thượng lưu. Công nghệ đầu tiên dùng để theo dõi mực nước và chất lượng nước ngay phía dưới đập và cảnh báo nếu có bất kỳ điều gì khác thường trong thời gian sớm nhất, có ý nghĩa sống còn đối với hàng triệu gia đình đánh cá và nông dân sống dựa vào sông Mê Công.
Công nghệ thứ hai là một hệ thống "đo âm thanh từ xa" được gắn vào thân của một số loài cá di cư. Do những con đập có thể phá vỡ môi trường tĩnh lặng của cá, các đơn vị xây dựng đập sẽ xây dựng một "hành lang dành cho cá" giúp cá có thể di chuyển lên thượng nguồn và xuống hạ lưu để đẻ trứng và kiếm ăn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cách nào để chứng minh liệu hành lang dành cho cá tại đập Don Sahong có hoạt động như dự kiến hay không. Hệ thống mới này sẽ cung cấp bằng chứng qua việc theo dõi chuyển động của cá lên và xuống của một số hành lang tương tự như trong tự nhiên (còn được gọi là lối đi của cá), bao gồm kênh Hou Sadam và Hou Xangpheuk, mà nhà phát triển đã sửa chữa.
Ông Anoulak Kittikhoun, Giám đốc điều hành Ban thư ký MRC cho biết: "Chúng tôi phải hiểu liệu con đập có ảnh hưởng đến dòng chảy và chất lượng nước hay không cũng như sự hiệu quả của lối đi của cá. Sau đó, chúng tôi sẽ đề xuất các biện pháp thích hợp để ban quản lý đập điều chỉnh hoạt động của nó. Các phát hiện và khuyến nghị cũng có thể được thực hiện cho các đập tương tự, nhằm giúp chúng không chỉ tạo ra điện mà còn phải hài hòa với sinh kế của người dân qua nguồn thủy sản và các dòng sông khác trong hệ sinh thái."
Nhu cầu giám sát chất lượng nước sông Mê Công đã tăng lên rõ ràng trong những năm qua. Kể từ sự ra đời của Mạng lưới Giám sát Chất lượng Nước (WQMN) năm 1985, do giới hạn về mặt công nghệ, MRC chỉ có thể đo lường chất lượng nước theo cách thủ công hàng tháng, sau đó gửi dữ liệu vào cuối năm và không có cảnh báo về sự thay đổi trong chất lượng nước. Hơn nữa, trạm Don Sahong thậm chí còn chưa phải là thành viên WQMN vì vậy không chia sẻ dữ liệu nào với MRC. Tuy nhiên, bây giờ nhà điều hành đập đã tham gia vào một dự án thí điểm MRC-Giám sát Môi trường chung (JEM) (được tài trợ bởi các Quốc gia Thành viên MRC và các đối tác phát triển như Đức và Australia). Thiết bị được lắp đặt sẽ tự động đo chất lượng nước sau mỗi 15 phút, sau đó truyền đến cơ sở dữ liệu trung tâm của MRC và phổ biến cho các Quốc gia Thành viên và các cộng đồng ven sông.
Nguồn lợi thủy sản tác động rất lớn đến an ninh lương thực và sức khỏe con người trên toàn khu vực. MRC ước tính rằng hơn 40 triệu người - khoảng 2/3 dân số vùng Hạ lưu sông Mê Công - đang có các hoạt động đánh bắt thủy sản ven sông. Tuy nhiên, MRC thường xuyên báo cáo năng suất đánh bắt đang giảm với một lượng lớn cá hiện trở nên nhỏ hơn hoặc chưa trưởng thành. Việc quan sát chuyển động của cá là rất quan trọng ở gần con đập. Cá di cư, như cá da trơn Mê Công, thường bơi ngược dòng để đẻ trứng, di cư xuống vùng đồng bằng ngập nước để kiếm ăn, sau đó thả trôi ấu trùng để chúng lớn lên và trưởng thành. Nếu theo dõi thành công cá thông qua các kênh bổ sung của đập thủy điện Don Sahong, nhóm nghiên cứu hy vọng hệ thống sẽ được áp dụng ở những nơi khác, mở rộng kiến thức của họ về sự di cư và sinh sản của cá trên toàn lưu vực./.
Sở Ngoại vụ tổng hợp tin các báo