
























Thông tin tuyên truyền
Năm 2022 đang dần khép lại cũng là dịp để chúng ta cùng nhìn lại kết quả hoạt động đối ngoại của tỉnh Tiền Giang đã đạt được trong năm nay để có sự chuẩn bị tốt hơn cho năm sau. Trong năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang đã dần lấy lại...
Năm 2022 là năm Tiền Giang lấy lại “khí thế” trong thu hút đầu tư sau kiểm soát đại dịch. Theo báo cáo của UBND tỉnh trình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, năm 2022 ước tính tỉnh thu hút đầu tư gấp 3 lần năm 2021 và năm 2023, tỉnh đặt mục tiêu thu hút trên 29 ng...
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chiến thắng Ấp Bắc ngày 02/01/1963 trở thành điểm son chói lọi của dân tộc ta, biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉ...
Ngày 07/12/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch số 380/KH-UBND về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2022 – 2025 trên địa...
Ngày 02/12/2022, tại Phòng Hội nghị - Khách sạn Cửu Long, Số 81-83, đường 30/4, phường 1, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Cụm thi đua số 5 – khu vực miền Tây Nam bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2022 do Sở Ngoại vụ tỉnh Tiền Giang và...
Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2008-2022, tỉnh Tiền Giang có số lượng tiến sĩ tăng gần 4 lần, và số lượng thạc sỹ tăng gần 5 lần. Đây là kết quả tích cực mà tỉnh Tiền Giang đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ươ...
Chuyển đổi số được xác định vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nên được các cấp lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đặc biệt quan tâm. Tính đến nay, tỉnh Tiền Giang đã đạt được nhiều kết quả...
Vừa qua từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 11 năm 2022, tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra Lễ hội Văn hóa - Du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp lần thứ V năm 2022 với nhiều hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa, dân tộc Việt Nam; tạo nên không...
Trong tháng 11, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu có mức tăng trưởng cao so cùng kỳ năm trước. Theo số liệu tổng hợp từ các cơ quan chức năng của tỉnh, kết quả thực hiện một số lĩnh vực chủ yếu về p...
Thông tin tuyên truyền
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ
Theo Tuần báo Kinh tế Trung Quốc, GDP Việt Nam trong Quý I/2022 đạt 92,17 tỷ USD, tăng trưởng 5,03% so với cùng kỳ, cao hơn mức 4,8% của Trung Quốc, 3,4% của Singapore và 3,1% của Hàn Quốc. Việc này có lợi cho tăng trưởng của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, ưu thế của Việt Nam sẽ duy trì được bao lâu khi giá thành lao động ngày càng tăng cao.
Trước năm 2010, có đó 90% giày Nike và Adidas được sản xuất tại Trung Quốc, nhưng từ năm 2010 đến nay, mặc dù Trung Quốc vẫn là nước sản xuất các sản phẩm thể thao lớn nhất thế giới, nhưng có đến 1/3 sản phẩm của Nike có xuất xứ từ Việt Nam, đặc biệt các sản phẩm giày của Nike đã bị phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Việt Nam, trên 50% năng lực sản xuất giày của Nike là ở Việt Nam. Bên cạnh đó, có đến 40% sản phẩm giày của Adidas được sản xuất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài đều sẽ lựa chọn các khu vực có giá thành lao động thấp, thiết bị đồng bộ như các nhà máy gia công tại Việt Nam, Ấn Độ. Đối với các mặt hàng cần nhiều sức lao động như quần áo, giày dép, dệt may, Việt Nam có ưu thế tương đối nổi bật tại Đông Á. Đầu tiên là giá nhân công rẻ, chỉ bằng 1/2 so với giá nhân công tại khu vực Quảng Đông, lương công nhân chưa đến 3.000 Nhân dân tệ/ tháng (khoảng 450 USD), trong khi tại khu vực miền Đông và Quảng Đông ở phía Nam Trung Quốc, giá nhân công đều khoảng 5.000 Nhân dân tệ (750 USD); thứ hai là việc thoái thuế xuất khẩu của Việt Nam rất thuận lợi, thuế suất ngang với Trung Quốc.
Tham khảo kinh nghiệm từ cải cách mở cửa của Trung Quốc, đa số các khu công nghiệp của Việt Nam đều có chính sách thuế ưu đãi với doanh nghiệp nước ngoài "miễn thuế 5 năm, giảm nửa 2 năm". Theo một quản lý công xưởng người Trung Quốc tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp giày dép dệt may tại Việt Nam là của Đài Loan, văn hóa và quan điểm về quản lý khá giống với Trung Quốc, đặc biệt là sản xuất Việt Nam đang tham khảo kinh nghiệm sản xuất của Trung Quốc trước đây, nhiều người Trung Quốc tại Việt Nam đều có vị trí quản lý hoặc là chuyên gia kỹ thuật.
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu vào Việt Nam. Trải qua mấy chục năm kinh doanh, rất nhiều nhân lực quản lý cơ sở của Trung Quốc đã góp phần phát triển ngành sản xuất của Việt Nam. Nhiều công nhân tại bản địa khi chưa có năng lực, trình độ sản xuất, cán bộ Trung Quốc đã đào tạo và hướng dẫn, hỗ trợ công nhân, mở rộng quy mô, thúc đẩy phát triển.
Hiện vấn đề của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là khó khăn trong tuyển dụng lao động. Mặc dù báo chí đưa tin lao động Việt Nam rẻ, sức lao động trẻ khỏe dồi dào, nhưng trên thực tế, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên rất khó tuyển được nhân công. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải đóng cửa trong thời gian dịch bệnh. Mặt khác mức lương cơ bản của lao động Việt Nam tăng liên tục những năm gần đây, khiến giá thành lao động của Việt Nam ngày càng cao.
Chuỗi sản xuất quốc tế phân thành 4 giai đoạn, giai đoạn 1 là khi không vào được chuỗi sản xuất, giai đoạn 2 là đã vào được chuỗi sản xuất ở trình độ thấp, giai đoạn 3 là vào được chuỗi sản xuất ở trình độ cao, giai đoạn 4 là nắm quyền chủ đạo về chuỗi sản xuất. Trung Quốc đang ở giai đoạn 3 và hướng đến giai đoạn 4. Việt Nam hiện vừa vào được chuỗi sản xuất, đang ở giai đoạn 2, vẫn là giai đoạn ở chuỗi sản xuất ở trình độ thấp. Với việc giá nhà đất và giá thành lao động ngày càng tăng cao, các ưu thế của Việt Nam sẽ ngày càng thấp đi./.
Sở Ngoại vụ tổng hợp từ các báo