Truy cập nội dung luôn

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Kỷ niệm 15 năm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" (19/8/2005-19/8/2020)

Kỷ niệm 15 năm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" 

(19/8/2005-19/8/2020) 

1. Vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước

Kế thừa, phát huy truyền thống "Lấy dân làm gốc" của ông cha ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Bác đã dạy; "Nước lấy dân làm gốc. Gốc có vững thì cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nên Nhân dân" và Người chi rõ: "Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó", "trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân", hay "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", "Khi Nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn". Đối với công tác bảo vệ an ninh, trật tự, Người khẳng định: "Giữ gìn trật tự, an ninh trước hết là việc của Công an, Bộ đội, Cảnh sát" nhưng để đạt hiệu quả cao thì "Việc giữ gìn trật tự, an ninh càng phải dựa vào sáng kiên và lực lượng của Nhân dân". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta khăng định, một trong những bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam là "... sự nghiệp cách mạng của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Chính Nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử". Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) đã nêu "Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân".

Nhất quán quan điểm "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương quan trọng, phát động nhiều phong trào thi đua, cuộc vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Chi thị số 186-CT/TW ngày 17/02/1960 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nêu rõ "Phong trào bảo vệ trị an là một cuộc vận động quần chúng rộng rãi, nhằm giáo dục quần chúng đảm đương sự nghiệp bảo vệ thành quả cách mạng và bảo vệ an toàn cho đời sổng hàng ngày. Đó là hình thức tốt nhất để phát huy tính tích cực của quần chúng trong công tác đấu tranh chống kẻ địch để giữ gìn trật tự chung". Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh "Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc... xây dựng lực lượng Công an nhân dân vững mạnh toàn diện; kết hợp lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách các cơ quan bảo vệ pháp luật với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Riêng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định "Xây dựng thê trận lòng dân, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân". Đặc biệt gần đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, một lẩn nữa khẳng định sự quan tâm đặc biệt và đánh giá cao vai trò, sức mạnh to lớn của Nhân đân, các đoàn thể chính trị trong sự nghiệp đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

2. Sư ra đời và mục đích, ý nghĩa của Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ngày 19/8)

Ra đời trong những ngày sôi sục của Cách mạng Tháng Tám, tuy còn non trẻ song lực lượng Công an đã quán triệt, vận dụng sáng tạo các quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, dựa vào Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc để tuyên truyền, vận động Nhân dân hăng hái tham gia vào các tổ chức như "Việt Dũng thanh niên đoàn", "Cảnh sát danh dự không lương"... sát cánh cùng lực lượng Công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, đấu tranh quyết liệt với các thế lực thù địch và bọn tội phạm, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ trước sự đe dọa của thù trong, giặc ngoài trong tình thế đất nước "ngàn cân treo sợi tóc".

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cũng như khi kết thúc thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ Nhân dân. Lực lượng Công an đã tham mưu phục vụ Đảng, Chính phủ, Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo, tổ chức vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Ở miền Bắc, Trung ương phát động phong trào "Bảo vệ trị an" trong Nhân dân và chỉ đạo đẩy mạnh phong trào "Bảo mật phòng gian" ở cả ba vùng chiến lược và thành lập "Hội đồng bảo vệ an ninh xã, ấp". Phong trào "Bảo vệ trị an", "Bảo mật phòng gian" phát triển mạnh mẽ, gắn kết với phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng ở miền Nam.

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Công an nhân dân đã tham mưu với Đảng, Nhà nước thống nhất các phong trào, cuộc vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự trong toàn quốc thành phong trào "Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc". Phong trào đã có bước phát triển khá sâu rộng, với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, miền, từng lĩnh vực, từng địa bàn cụ thể.

Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới, thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 13/6/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 521, lấy ngày 19/8 hàng năm là "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" nhằm:

- Khẳng định ý nghĩa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một bộ phận cơ bản của nền an ninh nhân dân, công tác vận động tổ chức phong trào phải là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó, lực lượng Công an nhân dân làm nòng cốt trong tham mưu, hướng dẫn và tổ chức xây dựng.

- Giáo đục truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm, hành động của toàn xã hội trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quôc và xây dựng lực lượng Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, hoàn thành xuất săc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

- Phát huy tinh thần cảnh giác cách mạng của các tầng lớp Nhân dân, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, góp phần củng cố nền an ninh nhân dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chăc ngay từ cơ sở.

- Ngày hội cũng là dịp để gặp gỡ, giao lưu, biểu dương, khen thưởng và tôn vinh các tập thê, cả nhân điển hình tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương, góp phần khích lệ, cổ vũ phong trào phát triển ngày càng sâu rộng.

3. Những kết quả đạt được qua 15 năm thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg

Qua 15 năm thực hiện, Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc từng bước đi vào cuộc sống, góp phần động viên các tầng lớp Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Các hoạt động tiến tới Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được tổ chức thường xuyên, liên tục, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm ôn lại vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đánh giá kết quả đạt được và đề ra phương hướng xây dựng phong trào ngày càng phát triển; thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; ký giao ước thi đua giữa các ban, ngành, đoàn thể các cơ quan, đơn vị trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự... Trong Ngày hội, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức như: Hội diễn văn nghệ quần chúng, ca múa nhạc, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian; nhiều địa phương còn tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân, thăm tặng quà cho gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn..., tạo khí thế thi đua sôi nổi, thật sự là ngày hội của Nhân dân. Theo đó, qua 15 năm thực hiện Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, có thể khái quát một số kết quả nổi bật, đó là:

- Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các đơn vị, địa phương được tiến hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành; lực lượng Công an tham mưu nòng cốt; các ban, ngành, đoàn thể phối hợp... đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thông chính trị và toàn dân, gắn kết được phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các phong trào thi đua, các cuộc vận động cách mạng, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự từ cơ sở.

- Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Bên cạnh đó, việc tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng nâng cao nhận thức và hành động của Nhân dân trong việc tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở; củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, tăng cường mối quan hệ giữa Nhân dân với cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao "sức đề kháng" trước các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

- Trong giai đoạn 2006 - 2018, các tổ chức đảng, chính quyền và Công an các cấp đã ban hành gần 160.000 văn bản chỉ đạo, tổ chức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng, nhân rộng trên 2.000 mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó, nhiều mô hình, điển hình tiên tiến là điểm sáng theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ cơ sở, có tính xã hội hóa cao được Nhân dân tham gia tích cực và đem lại hiệu quả thiết thực, các mô hình còn là địa chỉ tin cậy, môi trường đào tạo, rèn luyện các thế hệ cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân, tạo nguồn cho lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở và cán bộ công chức, viên chức các ngành, đoàn thể các cấp.

- Thông qua hoạt động của phong trào, người dân trực tiếp đóng góp ý kiến xây dựng cấp ủy, chính quyền, lực lượng Công an nhân dân và các tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, góp phần xây dựng hệ thông chính trị cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Tại Tiền Giang, những năm, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự đồng tình, ủng hộ của các tàng lớp Nhân dân, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh, có bước phát triển mới với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả, khơi dậy sức mạnh, tiềm lực to lớn của Nhân dân, góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Chỉ tính riêng 05 năm qua, thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an các cấp 3.317 nguồn tin có giá  trị, giúp lực lượng Công an bắt xử lý 3.470 đối tượng vi phạm, giáo dục cá biệt 1.335 đối tượng; hòa giải 786 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; đưa vào diện quản lý theo Nghị định 111/CP của Chính phủ 997 đối tượng; vận động 08 đối tượng truy nã ra đầu thú; chuyển hóa thành công 39 xã, trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xây dựng 96 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; củng cố, nâng chất hoạt động cho 190 ban, tổ Bảo vệ dân phố; 927 đội Đội Dân phòng; 12.426 tổ Nhân dân tự quản về ANTT; 642 cán bộ bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách, 2185 Tổ An ninh công nhân và 16 Đội công nhân xung kích tự quản về an ninh, trật tự trong các CQDNNT; 40 khu nhà trọ công nhân tự quản và 36 tổ hòa giải trong các khu nhà trọ công nhân, người lao động. Hiện nay toàn tỉnh duy trì thực hiện 36 mô hình tại cơ sở, trong đó một số mô hình có hiệu quả như: "Ánh sáng phòng, chống tội phạm"; "Camera phòng, chống tội phạm"; "Thêm yêu cuộc sống, thắp sáng niềm tin".... đã làm phong phú và nâng cao hiệu quả các hình thức tập hợp Nhân dân tham gia phong ưào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đặc biệt, hàng nghìn lượt tập thể, cá nhân được các cấp tặng Bằng khen, Giấy khen do có thành tích xuất sắc trong phong trào này. Bên cạnh đó, lực lượng Bảo vệ dân phố, Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường ngày càng được củng cố về số lượng và chất lượng; đã tích cực phối hợp với lực lượng Công an trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự, góp phần khám phá nhiều vụ án nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh nhà.

4. Dự báo một số tình hình có liên quan và nội dung tuyên truyền, phát động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thời gian tới

Dự báo thời gian tới, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chung của thế giới và khu vực, song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, tác động đến tình hình kinh tế, chính trị nhiều quốc gia, trong đó có nước ta. Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục bùng phát sẽ làm cho kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh mẽ, trong khi chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố có xu hướng gia tăng; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt, cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục diễn ra gay gắt hơn; tình hình Biển Đông phát sinh nhiều diễn biến mới, phức tạp hơn, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, nhất là thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh mạng... sẽ tiếp tục là thách thức đối với an ninh quốc gia của các nước.

Trong nước và tại địa phương, chúng ta đang tập trung cho việc tổ chức đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Các thế lực thù địch, phản động và phần xấu sẽ gia tăng lợi dụng mạng internet, những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động các hoạt động chống đối; đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn, lật đổ; gia tăng liên kết trong - ngoài, tập hợp lực lượng, hình thành, công khai hóa tổ chức chính trị đối lập trong nội địa... Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông vẫn trong xu hướng gia tăng và nghiêm trọng hơn, nhất là tội phạm có tổ chức, các băng, nhóm tội phạm hình sự đan xen tội phạm kinh tế, ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, sử dụng vũ khí để gây án. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường... cũng là những vấn đề cần quan tâm giải quyết. Song, với sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, chúng ta sẽ khắc phục khó khăn, thách thức và tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Do vậy, để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, phát huy hơn nữa giá trị to lớn của "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh, đề nghị các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công nhân, học sinh và Nhân dân tham gia một số việc sau:

- Nâng cao ý thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, phát hiện tố giác và đấu tranh với các loại tội phạm, bài trừ các tai, tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại đâm...; phối hợp quản lý, giáo dục, cảm hóa người vi phạm và có nguy cơ vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư; giữ gìn tình làng nghĩa xóm, kịp thời phát hiện và làm tốt công tác hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân, không để kéo dài, gây mất trật tự công cộng hoặc xảy ra án đặc biệt nghiêm trọng, nhất là những mâu thuẫn trong lúc uống rượu, bia, không kiềm chế được, đánh nhau gây thương tích dẫn đến chết người.

- Phối hợp với Công an, chính quyền cơ sở tiếp tục củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình, tổ chức nòng cốt ở cơ sở như: Ban bảo vệ dân phố, Đội dân phòng, Tổ Nhân dân tự quản; đặc biệt, tích cực tham gia "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" tại cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, khu dân cư,... cũng như thường xuyên dự sinh hoạt Tổ Nhân dân tự quản đều đặn; hưởng ứng tham gia phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"..., góp phàn xây dựng ấp, khu phố, xã, phường; thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự".

- Quản lý, giáo dục, động viên người, thân trong gia đình; đoàn viên, hội viên trong các tồ chức đoàn thể gương mẫu chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương; thường xuyên xem tivi, nghe đài, theo dõi sách báo, chú ý các bản tin về an ninh, trật tự tại địa phương như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo Công an nhân dân, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Ấp Bắc...; đồng thời, nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch và phần tử xấu chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích cùa Nhân dân.

- Mỗi cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường cần thực hiện thật tốt nhiệm vụ chính trị của mình; đồng thời, quan tâm động viên, nhắc nhở, hướng dẫn cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc bằng những việc làm thiết thực, có ý nghĩa, gắn việc tham gia phong trào với xây dựng bản lĩnh chính trị, tu dương rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống.

- Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ, ủng hộ lực lượng Công an nhân dân thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Các ý kiến tham gia góp ý của Nhân dân đối với lực lượng Công an có thể trao đổi trực tiếp hoặc góp ý bằng văn bản, qua điện thoại... và được bảo vệ bí mật tuyệt đối. Mỗi người dân hãy trở thành cánh tay nối dài của lực lượng Công an và một chiên sĩ thực thụ trên mặt trận phòng, chống tội phạm, bài trừ các tai, tệ nạn xã hội./.


Tin liên quan
QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI TIỀN GIANG?    10/11/2022
Đông Nam Á cân nhắc về ngoại hối dự trữ để tránh phụ thuộc vào một ngoại tệ duy nhất    17/06/2022
Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên và duy nhất từ Mumbai đến Việt Nam    17/06/2022
Việt Nam có phải là mối lo về thị phần sản xuất đối với Trung Quốc?    17/06/2022
Việt Nam cần tính toán chiến lược cạnh tranh trong thu hút FDI thay cho lao động giá rẻ    17/06/2022
Nhiều công ty Châu Âu chọn Việt Nam hơn Trung Quốc    17/06/2022
Ủy hội sông Mê Công công bố công nghệ giám sát chất lượng nước sông Mê Công và sự di cư của cá    17/06/2022
Nghị quyết về lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Tân Phú Đông đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030    17/06/2022
Tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về biển, đảo Việt Nam "Tổ quốc bên bờ sóng" năm 2022    17/06/2022
Xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng kỷ lục nhờ EVFTA    10/06/2022

Liên kết Liên kết